Thị trường giao nhận toàn cầu: Nóng lên nhờ thương mại điện tử
24/11/2017 10:05
Theo tạp chí Logistics Management, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, ngành giao nhận toàn cầu cũng đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, kể cả về lượng giao dịch đến các phương thức hoạt động. Theo dự báo của ông Fred Smith, Chủ tịch kiêm người sáng lập Công ty kho vận và giao nhận FedEx (Mỹ), doanh thu thương mại điện tử toàn cầu sẽ đạt 2.400 tỉ đô la vào năm 2018, tăng 26% so với năm 2016. Ông cũng cho rằng thương mại điện tử không phải là một xu thế mà là một phần cơ bản của ngành bán lẻ ngày nay ở Mỹ và đang phát triển theo cấp số nhân trên toàn cầu. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh đã mang đến cho FedEx một cơ hội tăng trưởng tuyệt vời.
Theo tính toán của FexEx, thương mại điện tử theo mô hình từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) sẽ đạt doanh thu 3.200 tỉ đô la vào năm 2020, trong khi đó mảng thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) sẽ có quy mô gấp đôi. Trên thực tế, chỉ riêng dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C trên toàn cầu đã đạt doanh thu 85 tỉ đô la trong năm 2015 và con số này sẽ tăng trưởng thêm 15% mỗi năm cho đến năm 2019. Còn theo tính toán của công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company (Mỹ), chi phí cho hoạt động giao nhận hàng hóa đóng gói toàn cầu đạt mức 70 tỉ euro mỗi năm, trong đó, Trung Quốc, Đức và Mỹ chiếm tổng cộng 40% thị trường.
Theo tính toán của FexEx, thương mại điện tử theo mô hình từ doanh nghiệp đến khách hàng (B2C) sẽ đạt doanh thu 3.200 tỉ đô la vào năm 2020, trong khi đó mảng thương mại điện tử theo mô hình doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) sẽ có quy mô gấp đôi. Trên thực tế, chỉ riêng dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong lĩnh vực thương mại điện tử B2C trên toàn cầu đã đạt doanh thu 85 tỉ đô la trong năm 2015 và con số này sẽ tăng trưởng thêm 15% mỗi năm cho đến năm 2019. Còn theo tính toán của công ty tư vấn quản lý McKinsey & Company (Mỹ), chi phí cho hoạt động giao nhận hàng hóa đóng gói toàn cầu đạt mức 70 tỉ euro mỗi năm, trong đó, Trung Quốc, Đức và Mỹ chiếm tổng cộng 40% thị trường.
Trong năm 2015, mức tăng trưởng của dịch vụ giao nhận hàng hóa đóng gói đạt từ 7-10% ở các thị trường phát triển như Đức và Mỹ và hơn 100% ở các thị trường đang phát triển. Bản báo cáo cho biết động lực lớn nhất cho sự tăng trưởng này là thương mại điện tử B2C.
Một khảo sát khác cũng cho thấy nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, số lượng hàng hóa đóng gói được giao ở 13 thị trường lớn trên toàn cầu tăng 48% trong giai đoạn 2014-2016, từ 44 tỉ gói lên 65 tỉ gói. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu (31 tỉ gói hàng) và xếp ở hai vị trí tiếp theo là Mỹ (13 tỉ gói) và Nhật Bản (9 tỉ gói).
Trên thị trường giao nhận, các công ty dịch vụ kho vận và vận chuyển hàng hóa truyền thống và có tên tuổi như UPS, FedEx, XPO Logistics... đang tìm cách cải thiện vị thế thống lĩnh của họ trong mảng giao nhận chặng cuối so với những người khổng lồ như Amazon, Alibaba và Walmart. Đây là một điều tất yếu bởi thị trường thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển nhanh với giá trị hơn 2.000 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, và các nhà bán lẻ dù lớn hay nhỏ đều phải đầu tư cho mảng thương mại điện tử. Nhưng họ đang đối mặt với sự cạnh tranh đến từ vô số các công ty khởi nghiệp (startup) đang tìm cách chen vào thị trường giao nhận đầy béo bở bằng các nền tảng công nghệ cao.
Mỹ là thị trường có hoạt động giao nhận sôi động và đa dạng nhất thế giới. Hầu như mọi công ty vận chuyển hàng hóa có tên tuổi và quy mô lớn ở Mỹ như Swift Transportation, J.B. Hunt, XPO Logistics, ArcBest ... đều có mảng kinh doanh giao nhận hàng chặng cuối riêng biệt.
Ngoài những công ty truyền thống, thị trường giao nhận cũng đang chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của những công ty mới, nhờ sự "cởi mở" về công nghệ. Những cái tên mới có thể kể đến như Cargo Chief, Cargomatic, Convoy, Deliv, Fleet, Flexport, FourKites, Freighters, Haven, HaulHound, Instacart, Transfix, Trucker Path...
Sức nóng của thị trường giao nhận còn được thể hiện qua việc các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon ồ ạt rót vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp về giao nhận theo yêu cầu. Các quỹ như Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers... đã rót ít nhất 9 tỉ đô la vào 125 công ty khởi nghiệp giao nhận trên toàn cầu trong 10 năm qua.
VITIC tổng hợp
Mỹ là thị trường có hoạt động giao nhận sôi động và đa dạng nhất thế giới. Hầu như mọi công ty vận chuyển hàng hóa có tên tuổi và quy mô lớn ở Mỹ như Swift Transportation, J.B. Hunt, XPO Logistics, ArcBest ... đều có mảng kinh doanh giao nhận hàng chặng cuối riêng biệt.
Ngoài những công ty truyền thống, thị trường giao nhận cũng đang chứng kiến sự gia nhập mạnh mẽ của những công ty mới, nhờ sự "cởi mở" về công nghệ. Những cái tên mới có thể kể đến như Cargo Chief, Cargomatic, Convoy, Deliv, Fleet, Flexport, FourKites, Freighters, Haven, HaulHound, Instacart, Transfix, Trucker Path...
Sức nóng của thị trường giao nhận còn được thể hiện qua việc các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon ồ ạt rót vốn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp về giao nhận theo yêu cầu. Các quỹ như Sequoia Capital, Kleiner Perkins Caufield & Byers... đã rót ít nhất 9 tỉ đô la vào 125 công ty khởi nghiệp giao nhận trên toàn cầu trong 10 năm qua.
VITIC tổng hợp