Quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào
23/01/2018 09:11
Quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Muốn quản lý hiệu quả đầu vào, một trong những việc cần làm là xác định cách hiệu quả và hiệu năng nhất để vận chuyển và dỡ hàng hóa và xây dựng một kế hoạch với các nhà cung cấp để có lợi cho cả hai bên.
Trong công nghệ quản lý linh hoạt, thay vì áp đặt một con số tỷ lệ lô hàng nào phải được nhà cung cấp kiểm soát và lô hàng nào phải được khách hàng kiểm soát, các nhà cung cấp giải pháp quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào sẽ cho nhà sản xuất một sự lựa chọn để họ có thể chọn dịch vụ và thủ tục thanh toán hiệu quả nhất. Sau đó, áp dụng một hướng dẫn định tuyến chuẩn để họ thực hiện trong quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào.
Một cách chi tiết hơn, quy trình này sẽ thiết lập một hướng dẫn bắt buộc sẽ được sử dụng cho tất cả các lô hàng do nhà cung cấp kiểm soát (vendor-controlled shipment – VDS) và lô hàng nào là khách hàng nhận (customer pick-up shipment – CPU). Các chương trình tuân thủ của nhà cung cấp làm giảm chi phí hàng hóa bằng cách làm cho nhà vận chuyển và nhà kho hiệu quả hơn. Trong trường hợp nhà cung cấp không tuân thủ, họ sẽ chia sẻ chi phí thông qua các vi phạm được nêu trong hướng dẫn định tuyến.
Dây chuyền vận chuyển hàng hóa đầu vào
Tăng khả năng kết nối với các nhà cung cấp
Gom các chuyến hàng đến thành FTL khi có thể để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và dỡ hàng. Giảm số lượng các chuyến hàng LTL riêng lẻ sẽ giảm chi phí vận chuyển, tăng đáng kể hiệu quả của trung tâm phân phối và giảm đáng kể chi phí dỡ hàng. Hãy suy nghĩ xem vận hành sẽ hiệu quả hơn đáng kể như thế nào với ít xe tải và ít chuyến giao hàng hơn. Ví dụ: bốc hàng từ 10 đến 14 lô hàng LTL khác nhau có thể tốn chi phí gấp 5 lần so với bốc dỡ một xe tải. Khách hàng và nhà cung cấp có thể chia sẻ tất cả những khoản tiết kiệm này thông qua hiệu quả của các lô hàng được gom và các đầu kéo.
Bằng gom các chuyến hàng LTL, bạn có thể đơn giản hóa việc quản lý sân bãi và tối đa hoá các cơ hội gom hàng. Hãy chọn các nhà vận tải với mức giá hấp dẫn và dịch vụ cao cấp và cố gắng giới hạn từ hai đến bốn nhà vận tải khác nhau, cho dù lô hàng là CPU hay VDS. Điều này sẽ cung cấp cho mỗi nhà vận tải đủ sản lượng để đảm bảo gom các lô hàng LTL mà không ảnh hưởng đến mức độ dịch vụ.
Phát huy vai trò của công nghệ
Sử dụng Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System – TMS) để tối ưu hóa việc quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào là một khả năng
TMS cũng sẽ tự động theo dõi, lên kế hoạch và phân bổ cửa bến/kho, điều này sẽ trực tiếp làm giảm chi tiêu cho lao động . Thực sự là, nếu bạn không thể đo lường được điều gì đó thì khó có thể cải thiện nó. Một TMS có hiệu quả sẽ nắm bắt tất cả các phần dữ liệu có liên quan và trả về các báo cáo, bảng điều khiển và thẻ điểm (scorecard) cho phép bạn phân tích chương trình vận chuyển hàng hóa hàng đến và xác định cơ hội để tăng hiệu quả.
Cuối cùng, quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào trở nên thuận lợi nhờ công nghệ này, giúp các chủ hàng đạt được các mục tiêu về chi phí và năng suất mà thường bị bỏ qua trong logistics. Cần liên tục rà soát để hiểu rõ hơn về môi trường hàng hóa đầu vào – sau đó làm việc với các nhà vận tải và nhà cung cấp để đưa ra một kế hoạch hành động để cải tiến nó – bạn sẽ có thể tận dụng hết năng lực của thị trường, có được giá cước tốt nhất và đạt được khả năng hiển thị (visibility) tốt hơn trong chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối.
VITIC tổng hợp
Trong công nghệ quản lý linh hoạt, thay vì áp đặt một con số tỷ lệ lô hàng nào phải được nhà cung cấp kiểm soát và lô hàng nào phải được khách hàng kiểm soát, các nhà cung cấp giải pháp quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào sẽ cho nhà sản xuất một sự lựa chọn để họ có thể chọn dịch vụ và thủ tục thanh toán hiệu quả nhất. Sau đó, áp dụng một hướng dẫn định tuyến chuẩn để họ thực hiện trong quá trình quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào.
Một cách chi tiết hơn, quy trình này sẽ thiết lập một hướng dẫn bắt buộc sẽ được sử dụng cho tất cả các lô hàng do nhà cung cấp kiểm soát (vendor-controlled shipment – VDS) và lô hàng nào là khách hàng nhận (customer pick-up shipment – CPU). Các chương trình tuân thủ của nhà cung cấp làm giảm chi phí hàng hóa bằng cách làm cho nhà vận chuyển và nhà kho hiệu quả hơn. Trong trường hợp nhà cung cấp không tuân thủ, họ sẽ chia sẻ chi phí thông qua các vi phạm được nêu trong hướng dẫn định tuyến.
Dây chuyền vận chuyển hàng hóa đầu vào
Tăng khả năng kết nối với các nhà cung cấp
Gom các chuyến hàng đến thành FTL khi có thể để giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và dỡ hàng. Giảm số lượng các chuyến hàng LTL riêng lẻ sẽ giảm chi phí vận chuyển, tăng đáng kể hiệu quả của trung tâm phân phối và giảm đáng kể chi phí dỡ hàng. Hãy suy nghĩ xem vận hành sẽ hiệu quả hơn đáng kể như thế nào với ít xe tải và ít chuyến giao hàng hơn. Ví dụ: bốc hàng từ 10 đến 14 lô hàng LTL khác nhau có thể tốn chi phí gấp 5 lần so với bốc dỡ một xe tải. Khách hàng và nhà cung cấp có thể chia sẻ tất cả những khoản tiết kiệm này thông qua hiệu quả của các lô hàng được gom và các đầu kéo.
Bằng gom các chuyến hàng LTL, bạn có thể đơn giản hóa việc quản lý sân bãi và tối đa hoá các cơ hội gom hàng. Hãy chọn các nhà vận tải với mức giá hấp dẫn và dịch vụ cao cấp và cố gắng giới hạn từ hai đến bốn nhà vận tải khác nhau, cho dù lô hàng là CPU hay VDS. Điều này sẽ cung cấp cho mỗi nhà vận tải đủ sản lượng để đảm bảo gom các lô hàng LTL mà không ảnh hưởng đến mức độ dịch vụ.
Phát huy vai trò của công nghệ
Sử dụng Hệ thống Quản lý Vận tải (Transportation Management System – TMS) để tối ưu hóa việc quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào là một khả năng
TMS cũng sẽ tự động theo dõi, lên kế hoạch và phân bổ cửa bến/kho, điều này sẽ trực tiếp làm giảm chi tiêu cho lao động . Thực sự là, nếu bạn không thể đo lường được điều gì đó thì khó có thể cải thiện nó. Một TMS có hiệu quả sẽ nắm bắt tất cả các phần dữ liệu có liên quan và trả về các báo cáo, bảng điều khiển và thẻ điểm (scorecard) cho phép bạn phân tích chương trình vận chuyển hàng hóa hàng đến và xác định cơ hội để tăng hiệu quả.
Cuối cùng, quản lý vận chuyển hàng hóa đầu vào trở nên thuận lợi nhờ công nghệ này, giúp các chủ hàng đạt được các mục tiêu về chi phí và năng suất mà thường bị bỏ qua trong logistics. Cần liên tục rà soát để hiểu rõ hơn về môi trường hàng hóa đầu vào – sau đó làm việc với các nhà vận tải và nhà cung cấp để đưa ra một kế hoạch hành động để cải tiến nó – bạn sẽ có thể tận dụng hết năng lực của thị trường, có được giá cước tốt nhất và đạt được khả năng hiển thị (visibility) tốt hơn trong chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối.
VITIC tổng hợp