Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024
Vietnamese English

Mở rộng thị trường Indonesia với “chứng nhận Halal”

27/11/2023 07:57
Thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Halal của Indonesia phần lớn là do doanh nghiệp chưa hiểu văn hoá tiêu dùng của đất nước hồi giáo.

Thị trường nhiều tiềm năng

Halal là ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo nói chung và thực phẩm Halal nói riêng có quy mô lớn và tiềm năng tăng trưởng cao.



Về tiềm năng của thị trường Halal ông Lê Châu Hải Vũ, Giám đốc Công ty CP Consultech cho biết, với vị trí địa lý gần các thị trường Halal lớn ở Đông Nam Á và châu Á, có mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Hồi giáo trên thế giới, do đó Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp Halal. Đặc biệt, Chính phủ đã quan tâm và có chính sách thiết thực phát triển ngành công nghiệp Halal. Vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp cần vượt qua thách thức từ thị trường, đạt chứng nhận Halal.

Nói về tầm quan trọng của chứng nhận Halal, ông Lê Châu Hải Vũ cho biết, các sản phẩm sau khi được chứng nhận Halal sẽ có được những lợi ích như: đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo và khách hàng Hồi giáo; sản phẩm được chứng nhận Halal được người Hồi giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự. Đặc biệt, việc tạo lòng tin cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới lựa chọn vì đáp ứng cả các yêu cầu về kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chứng nhận Halal của nguyên liệu là phương pháp chứng minh đơn giản, tin cậy và tiết kiệm nhất cho việc xem nhãn nguyên liệu đặc biệt là các nguyên liệu có nguồn gốc động vật. Giúp doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và sản phẩm Halal trên thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc marketing, chào hàng và tiếp cận thị trường Hồi giáo với 2,2 tỷ người (chiếm 25% dân số thế giới).

Ông Lê Châu Hải Vũ cho biết thêm, thị trường Halal bao gồm nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm, du lịch, hàng tiêu dùng, thời trang, giáo dục, logistics... Quy mô thị trường Halal đạt 7.000 tỷ USD năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên mức 10.000 tỷ USD trước năm 2028.

Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, bên cạnh việc nhập khẩu gạo, Indonesia còn là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam khai thác. Đặc biệt, về thị trường Halal của Indonesia, còn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác, do đa số dân số theo đạo Hồi. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu nên chủ động tìm hiểu và xin chứng nhận Halal của Indonesia. Chứng nhận Halal luôn là câu hỏi đầu tiên của bất cứ nhà nhập khẩu, phân phối nào của Indonesia khi có sản phẩm thực phẩm, đồ uống muốn tiếp cận thị trường này.

Đại diện Công ty CP Consultech thông tin, dù Việt Nam có nhiều thuận lợi, song, Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal, một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thị trường; có đến 40% địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Halal… Dư địa xuất khẩu còn rất lớn và đầy tiềm năng. Trong đó, Chứng nhận Halal được xem như “Giấy thông hành” vào thị trường này, khi không có chứng chỉ này, dù có tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại hay bán hàng trực tiếp, nhà nhập khẩu cũng không thể bán hàng vào siêu thị hay điểm bán lẻ, hoặc nhập nguyên liệu thô của Việt Nam, dù rằng giá cả của chúng ta là rất cạnh tranh trên trường quốc tế, chúng ta đang bỏ lỡ 2,3 tỷ người tiêu dùng, riêng thị trường Đông Nam Á là 230 triệu người dùng không thể tiếp cận được sản phẩm của Việt Nam.

Chứng nhận Halal là “chìa khóa” thâm nhập thị trường

Theo ông Lê Châu Hải Vũ, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Halal của Indonesia phần lớn là do doanh nghiệp chưa hiểu văn hoá tiêu dùng của đất nước hồi giáo nên nảy sinh tâm lý e ngại; chưa chủ động làm theo yêu cầu của khách hàng; gặp nhiều khó khăn trong chứng nhận bởi có nhiều loại chứng nhận riêng biệt, tốn chi phí; thiếu nguồn nhân sự (nhân viên theo đạo hồi làm quản lý quy trình sản xuất Halal) và thiếu nguyên liệu Halal; chưa hiểu rõ về các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận Halal cũng như các tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam

Với những thách thức trên, để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thành công thị trường Halal Indonesia, đại diện Consultech lưu ý, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, xây dựng hệ thống và đăng ký chứng nhận Halal cho thị trường phù hợp định hướng phát triển của doanh nghiệp; xây dựng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Halal cho thị trường đích; quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm, tăng cường kết nối giao thương.

Ông Trần Nhật Thành, chuyên viên xuất khẩu Công ty cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam cho biết, công ty đang xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á. Indonesia là một thị trường tiềm năng, nhất là sản phẩm của ngành dược liệu, gia vị và nông sản Việt. Đặc biệt là các sản phẩm đạt chứng chỉ Halal nếu có chứng nhận sẽ là cơ hội để mở rộng vào thị trường tiềm năng này. Nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường, công ty đang nỗ lực để nghiên cứu thị trường, chuẩn hoá các quy trình sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cũng khuyến nghị, doanh nghiệp nên chủ động xin chứng nhận Halal Indonesia, chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia SNI; tham gia thị trường thương mại điện tử Indonesia; tận dụng kênh Việt kiều và doanh nghiệp Việt Nam tại Indonesia. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần lưu ý trước các hiện trạng lừa đảo, tranh chấp thương mại.

Link gốc

THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:

(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

ĐẶC BIỆT: Giảm 40% so với giá bán lẻ cho Gói thông tin thị trường logistics (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)​, giảm 10% cho đơn hàng mua lẻ, áp dụng trong tháng 11/2023. 
 
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 16
Số người truy cập: 6.028.180
Chung nhan Tin Nhiem Mang