Trung Quốc tăng cường mua dầu thô; khủng hoảng Biển Đỏ thêm trầm trọng
Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc tăng cường mua dầu thô
Theo ghi nhận, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động mua dầu thô từ khắp nơi trên thế giới kể từ kỳ nghỉ lễ hồi giữa tháng 2, cũng như tăng nguồn cung theo kỳ hạn từ Saudi Arabia cho tháng 3/2024. Trong khi khối lượng mua ổn định so với tháng trước, các thương nhân cho biết hoạt động đặt mua này lại được thực hiện trước giai đoạn các nhà máy lọc dầu bảo trì và giảm nhập khẩu.
“Một số nhà máy lọc dầu có thể tăng công suất hoạt động hoặc hoãn kế hoạch bảo trì do nhu cầu năng lượng tăng cao sau khi hoạt động đi lại dịp Tết Nguyên đán năm nay cao hơn dự kiến”, giới phân tích đánh giá.
Theo các chuyên gia, đây là tin tức đáng hoan nghênh đối với các thị trường dầu mỏ, vốn đã đặt cược vào triển vọng mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ yếu hơn trong năm nay. Là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả toàn cầu.
Khủng hoảng Biển Đỏ thêm trầm trọng
Cuộc khủng hoảng vận chuyển ở Biển Đỏ đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy chi phí vận chuyển lên cao. Nhằm tránh bị Houthi tấn công các tàu vận chuyển đã bị buộc phải rời khỏi kênh đào Suez nối Biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ và thay vào đó chọn đi đường vòng quanh mũi châu Phi. Quãng đường di chuyển kéo dài 10-15 ngày hơn so với lịch trình thông thường khiến thương mại giữa châu Á và châu Âu trở nên tốn kém hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề khác nổi lên ảnh hưởng đến thương mại xăng dầu toàn cầu, đó là tình trạng thiếu tàu chở dầu. Các tàu container thương mại là những tàu đầu tiên phản ứng trước nguy cơ bị Houthi tấn công và thừa nhận sự cần thiết phải chuyển đổi các tuyến đường thương mại.
Theo dữ liệu dịch vụ vận chuyển của Banchero Costa, thế giới sẽ cảm nhận rõ mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu tàu chở dầu khi chỉ có hai siêu tàu chở dầu mới dự kiến gia nhập đội tàu cũ vào năm 2024. Chỉ có 5 siêu tàu chở dầu mới dự kiến được giao vào năm 2025, đây sự sụt giảm đáng chú ý so với 42 tàu gia nhập vào năm 2022.
“Tình hình trên thị trường tàu chở dầu đang rất căng thẳng, đặc biệt là đối với tàu chở dầu thô”, ông Enrico Paglia, Giám đốc nghiên cứu tại Banchero Costa cho hay.
Theo thống kê của Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), trong năm 2024, chỉ có 2 siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới. Đây là số lượng tàu bổ sung ít nhất trong gần 4 thập kỷ của ngành dầu mỏ toàn cầu, thấp hơn tới 90% so với mức trung bình trong thiên niên kỷ này.
Mặc dù gần đây số lượng đơn đặt hàng tàu mới đã tăng lên nhưng phải mất nhiều năm nữa các nhà máy đóng tàu mới đáp ứng được hết các đơn đặt hàng đã ký trong thời kỳ đại dịch Covid-19, cũng như các đơn hàng về tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY