Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 10/2021 (miễn phí)
08/11/2021 09:16
Nhật Bản
Nhu cầu giao hàng tận nhà ở Nhật Bản đã tăng mạnh trong đại dịch COVID-19, nhưng tình hình đã nan giải hơn khi ngành logistics của đất nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng vì dân số già và nhiều lý do khác.
Các nhà phân tích trong ngành dự đoán rằng vào năm 2030, chênh lệch giữa nhu cầu giao hàng và khả năng đáp ứng dịch vụ của lực lượng lao động logistics là khoảng 35% (tức là sẽ thiếu cung khoảng 35%). Kịch bản đó sẽ khiến một phần ba lượng hàng hóa ở Nhật Bản không được vận chuyển đến nơi có nhu cầu.
Công nghệ chuỗi cung ứng thế hệ mới đang được thúc đẩy tại Nhật Bản. Các công ty như Rakuten, Panasonic và Japan Post đang khám phá cách sử dụng máy bay không người lái và rô bốt để tạo ra bước đột phá cho lĩnh vực logistics dặm cuối tại Nhật Bản.
Tập đoàn Sumitomo và Công ty Đường sắt Nishi-Nippon (thành phố Fukuoka) đã giới thiệu một loại xe buýt chạy dầu diesel trong nước đã qua sử dụng được tu sửa lại thành xe buýt điện, trên tuyến đường giữa Ogura và Kurosaki (khoảng 14 km một chiều), và sẽ xác minh các vấn đề khác nhau về hiệu suất lái xe, tác động môi trường và quy trình vận hành.
Xét theo cảng xuất xứ từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ trong tháng 9/2021, hàng container từ Tokyo đạt 12.490 TEU, giảm 12% so cùng kỳ năm trước; từ Nagoya đạt 9.410 TEU, tăng 11,6%; từ Kobe đạt 6.730 TEU, tăng 16%; từ Yokohama đạt 478 TEU, tăng 75,1%; và từ Shimizu đạt 368 TEU, giảm 24,6%.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng tốt cho đến trước khi COVDI-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Sau giai đoạn gần như đóng băng vì dịch bệnh, vận tải hàng không được dự báo sẽ phục hồi và dần tăng trưởng ổn định trong tương lai gần, khi tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới đã đạt ngưỡng đủ cho phép mở cửa ngành hàng không. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng hơn nữa, đồng thời cải thiện hệ thống phân phối hàng hóa bằng đường hàng không các công nghệ thế hệ mới mà Nhật Bản là một trong những nơi tiên phong phát triển. Sự ra đời của các máy bay hiệu quả hơn cũng sẽ củng cố năng lực cạnh tranh của vận tải hàng không Nhật Bản trong thời gian tới.
Trong năm tài chính 2020, Công ty Đường sắt Vận tải Nhật Bản (JR Freight) đã vượt 150 tỷ yên Nhật. Đường sắt tốc độ cao được đánh giá là phương thức vận chuyển tiết kiệm và phát thải ít, có thể giảm tải cho vận chuyển đường bộ tại Nhật Bản trong tương lai gần. Với kinh nghiệm và tiềm lực công nghệ vững mạnh, các nhà phát triển vận tải đường sắt của Nhật Bản có nhiều ưu thế trong xuất khẩu hạ tầng và công nghệ trong lĩnh vực này ra thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á và gần đây đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong một thập kỷ. Thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc được xếp hạng trong số những thị trường phát triển nhất trên thế giới và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 20% trong giai đoạn 2021-2025.
Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc sau khi tăng lên mức 108,3 trong tháng 8/2021 đã quay đầu giảm trong tháng 9/2021 còn 107,78.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) đã yêu cầu hãng vận tải HMM dành chỗ cho các nhà xuất khẩu nông sản và thực phẩm trên các tuyến Hàn Quốc-Australia vào tháng 11 và tháng 12 năm 2021.
Theo báo cáo của ReportLinker (2021), lĩnh vực vận tải hàng không của Hàn Quốc có tổng doanh thu là 2.939,3 triệu USD vào năm 2020.
Còn theo Statista, trong sáu tháng đầu năm 2021, thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế của Korean Air tại Hàn Quốc đạt khoảng 31,2%, so với khoảng 35,1% trong năm trước.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, giới hạn lưu huỳnh 0,10% sẽ được áp dụng cho tất cả các tàu kể từ khi nhập cảnh cho đến khi rời khỏi khu vực kiểm soát khí thải (ECA) của Hàn Quốc.
Mapletree Logistics Trust Management Ltd. (“MLTM”), Mapletree Logistics Trust (“MLT”), thông báo đề xuất mua lại Trung tâm Logistics Yeoju tại Hàn Quốc với giá 135 tỷ KRW (153,8 triệu USD).
Theo nghiên cứu thị trường của Ken Research, các ngành thực phẩm, dược phẩm và bán lẻ sẽ là những nhân tố chính thúc đẩy thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Hàn Quốc.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải và cảng biển
1.2.1. Tình hình chung về vận tải
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải và cảng biển
2.2.1. Tình hình vận tải nói chung
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải hàng không
2.2.4. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: So sánh nguồn cung tài xế xe tải với nhu cầu từ lĩnh vực logistics, giai đoạn 2015-2020 và dự báo đến 2030
Hình 2: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản
Hình 3: Cảng Osaka, Nhật Bản
Hình 4: Shin-Okitsu terminal
Hình 5: Robot giao hàng của Rakuten tại Nhật Bản, năm 2021
Hình 6: Một số thông số về thị trường logistics chuỗi lạnh của Hàn Quốc
Hình 7: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc
Hình 8: Trung tâm Logistics Yeoju tại Hàn Quốc
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Nhu cầu giao hàng tận nhà ở Nhật Bản đã tăng mạnh trong đại dịch COVID-19, nhưng tình hình đã nan giải hơn khi ngành logistics của đất nước đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng vì dân số già và nhiều lý do khác.
Các nhà phân tích trong ngành dự đoán rằng vào năm 2030, chênh lệch giữa nhu cầu giao hàng và khả năng đáp ứng dịch vụ của lực lượng lao động logistics là khoảng 35% (tức là sẽ thiếu cung khoảng 35%). Kịch bản đó sẽ khiến một phần ba lượng hàng hóa ở Nhật Bản không được vận chuyển đến nơi có nhu cầu.
Công nghệ chuỗi cung ứng thế hệ mới đang được thúc đẩy tại Nhật Bản. Các công ty như Rakuten, Panasonic và Japan Post đang khám phá cách sử dụng máy bay không người lái và rô bốt để tạo ra bước đột phá cho lĩnh vực logistics dặm cuối tại Nhật Bản.
Tập đoàn Sumitomo và Công ty Đường sắt Nishi-Nippon (thành phố Fukuoka) đã giới thiệu một loại xe buýt chạy dầu diesel trong nước đã qua sử dụng được tu sửa lại thành xe buýt điện, trên tuyến đường giữa Ogura và Kurosaki (khoảng 14 km một chiều), và sẽ xác minh các vấn đề khác nhau về hiệu suất lái xe, tác động môi trường và quy trình vận hành.
Xét theo cảng xuất xứ từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ trong tháng 9/2021, hàng container từ Tokyo đạt 12.490 TEU, giảm 12% so cùng kỳ năm trước; từ Nagoya đạt 9.410 TEU, tăng 11,6%; từ Kobe đạt 6.730 TEU, tăng 16%; từ Yokohama đạt 478 TEU, tăng 75,1%; và từ Shimizu đạt 368 TEU, giảm 24,6%.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng tốt cho đến trước khi COVDI-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Sau giai đoạn gần như đóng băng vì dịch bệnh, vận tải hàng không được dự báo sẽ phục hồi và dần tăng trưởng ổn định trong tương lai gần, khi tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới đã đạt ngưỡng đủ cho phép mở cửa ngành hàng không. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng hơn nữa, đồng thời cải thiện hệ thống phân phối hàng hóa bằng đường hàng không các công nghệ thế hệ mới mà Nhật Bản là một trong những nơi tiên phong phát triển. Sự ra đời của các máy bay hiệu quả hơn cũng sẽ củng cố năng lực cạnh tranh của vận tải hàng không Nhật Bản trong thời gian tới.
Trong năm tài chính 2020, Công ty Đường sắt Vận tải Nhật Bản (JR Freight) đã vượt 150 tỷ yên Nhật. Đường sắt tốc độ cao được đánh giá là phương thức vận chuyển tiết kiệm và phát thải ít, có thể giảm tải cho vận chuyển đường bộ tại Nhật Bản trong tương lai gần. Với kinh nghiệm và tiềm lực công nghệ vững mạnh, các nhà phát triển vận tải đường sắt của Nhật Bản có nhiều ưu thế trong xuất khẩu hạ tầng và công nghệ trong lĩnh vực này ra thế giới, trong đó có các nước Đông Nam Á.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á và gần đây đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong một thập kỷ. Thị trường thương mại điện tử của Hàn Quốc được xếp hạng trong số những thị trường phát triển nhất trên thế giới và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 20% trong giai đoạn 2021-2025.
Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc sau khi tăng lên mức 108,3 trong tháng 8/2021 đã quay đầu giảm trong tháng 9/2021 còn 107,78.
Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) đã yêu cầu hãng vận tải HMM dành chỗ cho các nhà xuất khẩu nông sản và thực phẩm trên các tuyến Hàn Quốc-Australia vào tháng 11 và tháng 12 năm 2021.
Theo báo cáo của ReportLinker (2021), lĩnh vực vận tải hàng không của Hàn Quốc có tổng doanh thu là 2.939,3 triệu USD vào năm 2020.
Còn theo Statista, trong sáu tháng đầu năm 2021, thị phần vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế của Korean Air tại Hàn Quốc đạt khoảng 31,2%, so với khoảng 35,1% trong năm trước.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, giới hạn lưu huỳnh 0,10% sẽ được áp dụng cho tất cả các tàu kể từ khi nhập cảnh cho đến khi rời khỏi khu vực kiểm soát khí thải (ECA) của Hàn Quốc.
Mapletree Logistics Trust Management Ltd. (“MLTM”), Mapletree Logistics Trust (“MLT”), thông báo đề xuất mua lại Trung tâm Logistics Yeoju tại Hàn Quốc với giá 135 tỷ KRW (153,8 triệu USD).
Theo nghiên cứu thị trường của Ken Research, các ngành thực phẩm, dược phẩm và bán lẻ sẽ là những nhân tố chính thúc đẩy thị trường chuỗi cung ứng lạnh của Hàn Quốc.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải và cảng biển
1.2.1. Tình hình chung về vận tải
1.2.2. Vận tải đường bộ
1.2.3. Vận tải đường sắt
1.2.4. Vận tải đường hàng không
1.2.5. Vận tải đường biển và cảng biển
1.3. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải và cảng biển
2.2.1. Tình hình vận tải nói chung
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải hàng không
2.2.4. Vận tải đường biển và cảng biển
2.3. Các hoạt động logistics khác
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: So sánh nguồn cung tài xế xe tải với nhu cầu từ lĩnh vực logistics, giai đoạn 2015-2020 và dự báo đến 2030
Hình 2: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản
Hình 3: Cảng Osaka, Nhật Bản
Hình 4: Shin-Okitsu terminal
Hình 5: Robot giao hàng của Rakuten tại Nhật Bản, năm 2021
Hình 6: Một số thông số về thị trường logistics chuỗi lạnh của Hàn Quốc
Hình 7: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Hàn Quốc
Hình 8: Trung tâm Logistics Yeoju tại Hàn Quốc
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí