Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 6/2022 (miễn phí)
11/07/2022 09:28
Nhật Bản
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Giá dầu thô tăng đã đẩy chi phí vận chuyển và các chi phí logistics tăng (ví dụ chi phí đóng gói hàng hóa) tại Nhật Bản, trong khi đồng yên yếu hơn đang làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu nói chung. Do đó, chỉ số giá tiêu dùng của nước này (không bao gồm thực phẩm tươi sống có biến động giá lớn) từ tháng 4/2022 đã tăng lên ngưỡng cao nhất trong 7 năm trở lại đây.
Các hoạt động dịch vụ trên thị trường nội địa của Nhật Bản có dấu hiệu đáng lo ngại hơn khi Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng là 32,1 vào tháng 6 năm 2022 từ mức cao của tháng 5/2022 là 34,1, trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều bất ổn. Tất cả các chỉ số thành phần của chỉ số niềm tin tiêu dùng đều xấu đi: niềm tin vào việc làm (giảm 1,6 điểm so với một tháng trước xuống 37,4), khả năng tiêu dùng (giảm 2,6 điểm xuống 29,8), quan điểm về tăng trưởng thu nhập (giảm 1,4 điểm xuống 35,8) và mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền (giảm 2,6 điểm còn 25,3).
Với sự phát triển của môi trường công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu trong những năm gần đây, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực để thay thế tài liệu giấy bằng dữ liệu điện tử. Công nghệ chuỗi khối cho phép chia sẻ toàn cầu về dữ liệu gốc duy nhất. Là một quốc gia có dân số già, có nhiều hòn đảo và thường bị tác động bởi thiên tai, áp lực về lao động và đặc điểm địa lý của Nhật Bản đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng quá trình số hóa trong lĩnh vực logistics.
Theo một báo cáo sơ bộ do Cơ quan quản lý Cảng Shimizu tỉnh Shizuoka tổng hợp, cảng Shimizu đã xử lý 44.449 TEU container hàng hóa trong tháng 5/2022, giảm 3,7% so với cùng tháng năm 2021. Các lô hàng ở phân khúc nội địa tăng 23,6% lên 8.864 TEU nhưng không đủ bù đắp cho lượng hàng quốc tế.
Tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với dịch vụ giao hàng tận nhà rất cao. Tất cả mọi hoạt động tại dặm cuối (last mile), từ giao hàng đến đổi trả hàng, hỗ trợ lắp đặt, chăm sóc khách hàng, thậm chí cả phương thức giao hàng trên lề đường hay Mua hàng trực tuyến nhưng giao tại trạm/cửa hàng (BOPIS) đều phải hoàn hảo để khách hàng Nhật Bản luôn hài lòng. Với lối sống kỷ luật cao, khách hàng tại Nhật Bản thường yêu cầu rất khắt khe về dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ trong cung cấp dịch vụ. Chỉ một sơ suất hoặc chậm trễ nhỏ trong giao hàng cũng có thể khiến các doanh nghiệp đối mặt với khiếu nại hoặc mất đi tệp khách hàng trung thành của mình.
Hàn Quốc
Các hoạt động dịch vụ trên thị trường nội địa của Nhật Bản có dấu hiệu đáng lo ngại hơn khi Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng là 32,1 vào tháng 6 năm 2022 từ mức cao của tháng 5/2022 là 34,1, trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều bất ổn. Tất cả các chỉ số thành phần của chỉ số niềm tin tiêu dùng đều xấu đi: niềm tin vào việc làm (giảm 1,6 điểm so với một tháng trước xuống 37,4), khả năng tiêu dùng (giảm 2,6 điểm xuống 29,8), quan điểm về tăng trưởng thu nhập (giảm 1,4 điểm xuống 35,8) và mức độ sẵn sàng mua hàng hóa lâu bền (giảm 2,6 điểm còn 25,3).
Với sự phát triển của môi trường công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu trong những năm gần đây, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực để thay thế tài liệu giấy bằng dữ liệu điện tử. Công nghệ chuỗi khối cho phép chia sẻ toàn cầu về dữ liệu gốc duy nhất. Là một quốc gia có dân số già, có nhiều hòn đảo và thường bị tác động bởi thiên tai, áp lực về lao động và đặc điểm địa lý của Nhật Bản đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng quá trình số hóa trong lĩnh vực logistics.
Theo một báo cáo sơ bộ do Cơ quan quản lý Cảng Shimizu tỉnh Shizuoka tổng hợp, cảng Shimizu đã xử lý 44.449 TEU container hàng hóa trong tháng 5/2022, giảm 3,7% so với cùng tháng năm 2021. Các lô hàng ở phân khúc nội địa tăng 23,6% lên 8.864 TEU nhưng không đủ bù đắp cho lượng hàng quốc tế.
Tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với dịch vụ giao hàng tận nhà rất cao. Tất cả mọi hoạt động tại dặm cuối (last mile), từ giao hàng đến đổi trả hàng, hỗ trợ lắp đặt, chăm sóc khách hàng, thậm chí cả phương thức giao hàng trên lề đường hay Mua hàng trực tuyến nhưng giao tại trạm/cửa hàng (BOPIS) đều phải hoàn hảo để khách hàng Nhật Bản luôn hài lòng. Với lối sống kỷ luật cao, khách hàng tại Nhật Bản thường yêu cầu rất khắt khe về dịch vụ chăm sóc khách hàng, thái độ trong cung cấp dịch vụ. Chỉ một sơ suất hoặc chậm trễ nhỏ trong giao hàng cũng có thể khiến các doanh nghiệp đối mặt với khiếu nại hoặc mất đi tệp khách hàng trung thành của mình.
Chỉ số giá vận tải của Hàn Quốc tiếp tục chuỗi tăng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt 119,79 trong tháng 5/2022, cao hơn tháng liền trước và các tháng cùng kỳ năm 2021 và năm 2020. Giá nhiên liệu tăng đẩy chỉ số giá vận tải của nước này tăng theo xu hướng chung của khu vực và thế giới.
Các tài xế xe tải của Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ nước này vào tháng 6/2022, chấm dứt cuộc đình công vô thời hạn mà công đoàn của họ bắt đầu vào ngày 7 tháng 6 năm 2022 để yêu cầu tăng giá cước đủ bù đắp cho giá nhiên liệu đã tăng mạnh trong thời gian qua.
Trong tháng 6/2022, thị trường logistics, vận tải Hàn Quốc bị tác động bởi hai yếu tố không thuận lợi là giá nhiên liệu tăng mạnh và đình công trong lĩnh vực vận tải. Chi phí tăng ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và sản xuất, đe dọa làm giảm nhu cầu đối với các dịch vụ logistics.
Các sản phẩm ô tô đang giúp gia tăng lượng hàng hóa của hãng vận tải hàng hóa bằng đường không của Hàn Quốc là Korean Air Cargo tại sân bay Vienna-một trong những sân bay bận rộn tại châu Âu. Khối lượng hàng hóa của Korean Air Cargo qua Sân bay Vienna duy trì tăng trưởng trong hai năm qua, bất chấp tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19, với tối đa 13 chuyến bay mỗi tuần từ Hàn Quốc đến thủ đô của Áo.
Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) Won Hee-ryong và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Indonesia (MOT) Budi Karya Sumadi ngày 23/6/2022 đã thảo luận về việc hợp tác trong lĩnh vực vận tải và hạ tầng giữa hai quốc gia. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã theo đuổi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng như một ưu tiên chính sách quan trọng. Trong đó, Chính phủ Indonesia đang thực hiện các dự án phát triển giao thông công cộng tại các thành phố, một phần vì lý do này mà Indonesia đã trở thành thị trường xây dựng nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022.
Hãng vận tải HMM của Hàn Quốc đã giới thiệu một hệ thống kỹ thuật số mới gọi là Hi Quote, được sử dụng để cung cấp báo giá tức thì, xác nhận đặt chỗ và đảm bảo chỗ trống trên các tàu của họ.
Tập đoàn bất động sản ESR hoàn thành việc bổ sung nguồn cung 520.000 m2 nhà kho logistics thuê trước, loại A, 100% tại Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022.
1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải đường biển
2.2.4. Vận tải đường hàng không
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Các hoạt động logistics khác
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản
Hình 2: Bao bì thân thiện với môi trường được Nippon Express của Nhật Bản sử dụng trong vận chuyển hàng không từ tháng 6/2022
Hình 3: Mô phỏng mô hình hoạt động của TradeWaltz®
Hình 4: Một tàu container siêu lớn cập cảng Yokohama, Nhật Bản
Hình 5: Dự báo cơ cấu dân số Nhật Bản theo độ tuổi đến năm 2040
Hình 6: Trung tâm logistics Yokohama Sachiura Logistics Park tại Nhật Bản
Hình 7: Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc các tháng năm 2020-2022
Hình 8: Máy bay của Korean Air Cargo tại sân bay Vienna (Áo)
Hình 9: Một người dùng đang thao tác ứng dụng Hi Quote của HMM
Hình 10: Trung tâm logistics của ESR tại Hàn Quốc
Các tài xế xe tải của Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ nước này vào tháng 6/2022, chấm dứt cuộc đình công vô thời hạn mà công đoàn của họ bắt đầu vào ngày 7 tháng 6 năm 2022 để yêu cầu tăng giá cước đủ bù đắp cho giá nhiên liệu đã tăng mạnh trong thời gian qua.
Trong tháng 6/2022, thị trường logistics, vận tải Hàn Quốc bị tác động bởi hai yếu tố không thuận lợi là giá nhiên liệu tăng mạnh và đình công trong lĩnh vực vận tải. Chi phí tăng ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và sản xuất, đe dọa làm giảm nhu cầu đối với các dịch vụ logistics.
Các sản phẩm ô tô đang giúp gia tăng lượng hàng hóa của hãng vận tải hàng hóa bằng đường không của Hàn Quốc là Korean Air Cargo tại sân bay Vienna-một trong những sân bay bận rộn tại châu Âu. Khối lượng hàng hóa của Korean Air Cargo qua Sân bay Vienna duy trì tăng trưởng trong hai năm qua, bất chấp tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19, với tối đa 13 chuyến bay mỗi tuần từ Hàn Quốc đến thủ đô của Áo.
Bộ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) Won Hee-ryong và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Indonesia (MOT) Budi Karya Sumadi ngày 23/6/2022 đã thảo luận về việc hợp tác trong lĩnh vực vận tải và hạ tầng giữa hai quốc gia. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã theo đuổi chính sách phát triển cơ sở hạ tầng như một ưu tiên chính sách quan trọng. Trong đó, Chính phủ Indonesia đang thực hiện các dự án phát triển giao thông công cộng tại các thành phố, một phần vì lý do này mà Indonesia đã trở thành thị trường xây dựng nước ngoài lớn nhất của Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022.
Hãng vận tải HMM của Hàn Quốc đã giới thiệu một hệ thống kỹ thuật số mới gọi là Hi Quote, được sử dụng để cung cấp báo giá tức thì, xác nhận đặt chỗ và đảm bảo chỗ trống trên các tàu của họ.
Tập đoàn bất động sản ESR hoàn thành việc bổ sung nguồn cung 520.000 m2 nhà kho logistics thuê trước, loại A, 100% tại Hàn Quốc trong nửa đầu năm 2022.
1 THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Các hoạt động logistics khác
2 THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc
2.2.2. Vận tải đường bộ
2.2.3. Vận tải đường biển
2.2.4. Vận tải đường hàng không
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Các hoạt động logistics khác
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản
Hình 2: Bao bì thân thiện với môi trường được Nippon Express của Nhật Bản sử dụng trong vận chuyển hàng không từ tháng 6/2022
Hình 3: Mô phỏng mô hình hoạt động của TradeWaltz®
Hình 4: Một tàu container siêu lớn cập cảng Yokohama, Nhật Bản
Hình 5: Dự báo cơ cấu dân số Nhật Bản theo độ tuổi đến năm 2040
Hình 6: Trung tâm logistics Yokohama Sachiura Logistics Park tại Nhật Bản
Hình 7: Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc các tháng năm 2020-2022
Hình 8: Máy bay của Korean Air Cargo tại sân bay Vienna (Áo)
Hình 9: Một người dùng đang thao tác ứng dụng Hi Quote của HMM
Hình 10: Trung tâm logistics của ESR tại Hàn Quốc
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí