Cẩm nang quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, thực tiễn và xu hướng
28/04/2023 09:21
ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU
Một Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm thế nào để xác định được giá trị của mình trong mắt của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư? Làm thế nào để lượng hóa được giá trị của doanh nghiệp trong khi giá trị này bao gồm cả các giá trị tài chính và phi tài chính? Và nhất là, làm sao để duy trì và phát triển một cách bền vững các giá trị này? Đây là những câu hỏi không mới nhưng không phải ai cũng tìm ra được lời giải cho mình, và đến nay vẫn là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề và quy mô nào trong nền kinh tế.
Nếu dòng vốn như mạch máu thì tổng thể doanh nghiệp được coi như cơ thể. Cần có máu để cơ thể hoạt động nhưng ngược lại cần có cơ thể để dòng máu có chỗ lưu thông và thực sự tạo ra sự sống và phát triển. Quá trình sinh trưởng đó là bản chất của tự nhiên và do đó quản trị vốn luôn phải gắn liền và là một phần của tổng thể quá trình quản trị doanh nghiệp. Việc bơm vốn vào doanh nghiệp như truyền máu vào một cơ thể, cần có sự cẩn trọng, phù hợp cả về chủng loại (nhóm máu) đến tốc độ và khối lượng, từ đó cơ thể có thể hấp thụ và nuôi dưỡng các tế bào và phát triển. Đến lượt mình, chính cơ thể lại sản sinh ra máu và tổng lượng máu lớn lên cùng với quá trình sinh trưởng theo thời gian. Ngược lại, bất kỳ sự “cong vênh” và vội vã nào cũng sẽ khiến cơ thể phải trả giá, thậm chí bằng mạng sống.
Như một nỗ lực của Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế và các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị vốn trong nước và quốc tế, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi, tái cơ cấu và phát triển, Cẩm nang “Quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, Thực tiễn và Xu hướng” hướng tới việc hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn về quản trị vốn doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế; phân tích tình hình thực tiễn tại Việt Nam và đưa ra những xu hướng, khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn doanh nghiệp.
Những nội dung và chuỗi dữ liệu chính trong Cẩm nang gồm có:
(i) Hệ thống hóa và cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến quản trị vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế;
(ii) Phân tích tình hình thực tiễn về thị trường vốn Việt Nam nói chung và tình hình quản trị vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam;
(iii) Thực hiện các nghiên cứu điển hình đối với một số trường hợp quản trị vốn: Thành công, thất bại và kinh nghiệm rút ra, yêu cầu về tái cấu trúc vốn…;
(iv) Dự báo xu hướng về quản trị vốn trên thế giới và Việt Nam;
(v) Đưa ra một số khuyến nghị chung và các chủ đề thảo luận liên quan.
(vi) Một số bài tập vận dụng và gợi ý cách giải.
(Hệ thống quy định, chính sách, các số liệu liên quan đến thị trường, doanh nghiệp, thông tin được cập nhật mới nhất đến quý 1/2023 và xuyên suốt giai đoạn từ 2017-2023, chi tiết vui lòng xem ở Danh mục Bảng, Biểu đồ).
Cũng thông qua Cẩm nang này, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế mong muốn mở ra các diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chuyên gia cùng nhau thảo luận về xu hướng và chiến lược, cách thức quản trị vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời đây cũng là cơ hội để gợi mở những hướng hợp tác mới cùng các doanh nghiệp trong hành trình củng cố và nâng tầm Doanh nghiệp Việt.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và những biến đổi lớn trong kinh tế quốc tế, việc quản trị vốn cần cụ thể hơn nữa với các đặc điểm, tính chất khác nhau của các nguồn vốn. Các phiên bản tiếp theo của cuốn Quản trị vốn doanh nghiệp này dự kiến gồm Cẩm nang quản trị vốn đầu tư dành cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và Cẩm nang quản trị vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài hy vọng sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về việc hoạch định chiến lược vốn và tổ chức, thực hiện quản trị vốn đối với các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự định đầu tư ra nước ngoài
Một Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm thế nào để xác định được giá trị của mình trong mắt của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư? Làm thế nào để lượng hóa được giá trị của doanh nghiệp trong khi giá trị này bao gồm cả các giá trị tài chính và phi tài chính? Và nhất là, làm sao để duy trì và phát triển một cách bền vững các giá trị này? Đây là những câu hỏi không mới nhưng không phải ai cũng tìm ra được lời giải cho mình, và đến nay vẫn là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề và quy mô nào trong nền kinh tế.
Nếu dòng vốn như mạch máu thì tổng thể doanh nghiệp được coi như cơ thể. Cần có máu để cơ thể hoạt động nhưng ngược lại cần có cơ thể để dòng máu có chỗ lưu thông và thực sự tạo ra sự sống và phát triển. Quá trình sinh trưởng đó là bản chất của tự nhiên và do đó quản trị vốn luôn phải gắn liền và là một phần của tổng thể quá trình quản trị doanh nghiệp. Việc bơm vốn vào doanh nghiệp như truyền máu vào một cơ thể, cần có sự cẩn trọng, phù hợp cả về chủng loại (nhóm máu) đến tốc độ và khối lượng, từ đó cơ thể có thể hấp thụ và nuôi dưỡng các tế bào và phát triển. Đến lượt mình, chính cơ thể lại sản sinh ra máu và tổng lượng máu lớn lên cùng với quá trình sinh trưởng theo thời gian. Ngược lại, bất kỳ sự “cong vênh” và vội vã nào cũng sẽ khiến cơ thể phải trả giá, thậm chí bằng mạng sống.
Như một nỗ lực của Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế và các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị vốn trong nước và quốc tế, đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình phục hồi, tái cơ cấu và phát triển, Cẩm nang “Quản trị vốn doanh nghiệp: Pháp luật, Thực tiễn và Xu hướng” hướng tới việc hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan và thực tiễn về quản trị vốn doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế; phân tích tình hình thực tiễn tại Việt Nam và đưa ra những xu hướng, khuyến nghị cho các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn doanh nghiệp.
Những nội dung và chuỗi dữ liệu chính trong Cẩm nang gồm có:
(i) Hệ thống hóa và cập nhật các quy định pháp luật liên quan đến quản trị vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế;
(ii) Phân tích tình hình thực tiễn về thị trường vốn Việt Nam nói chung và tình hình quản trị vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam;
(iii) Thực hiện các nghiên cứu điển hình đối với một số trường hợp quản trị vốn: Thành công, thất bại và kinh nghiệm rút ra, yêu cầu về tái cấu trúc vốn…;
(iv) Dự báo xu hướng về quản trị vốn trên thế giới và Việt Nam;
(v) Đưa ra một số khuyến nghị chung và các chủ đề thảo luận liên quan.
(vi) Một số bài tập vận dụng và gợi ý cách giải.
(Hệ thống quy định, chính sách, các số liệu liên quan đến thị trường, doanh nghiệp, thông tin được cập nhật mới nhất đến quý 1/2023 và xuyên suốt giai đoạn từ 2017-2023, chi tiết vui lòng xem ở Danh mục Bảng, Biểu đồ).
Cũng thông qua Cẩm nang này, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế mong muốn mở ra các diễn đàn để cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chuyên gia cùng nhau thảo luận về xu hướng và chiến lược, cách thức quản trị vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời đây cũng là cơ hội để gợi mở những hướng hợp tác mới cùng các doanh nghiệp trong hành trình củng cố và nâng tầm Doanh nghiệp Việt.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và những biến đổi lớn trong kinh tế quốc tế, việc quản trị vốn cần cụ thể hơn nữa với các đặc điểm, tính chất khác nhau của các nguồn vốn. Các phiên bản tiếp theo của cuốn Quản trị vốn doanh nghiệp này dự kiến gồm Cẩm nang quản trị vốn đầu tư dành cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam và Cẩm nang quản trị vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài hy vọng sẽ cung cấp góc nhìn toàn diện hơn về việc hoạch định chiến lược vốn và tổ chức, thực hiện quản trị vốn đối với các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự định đầu tư ra nước ngoài
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I. CẬP NHẬT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VỐN VÀ QUẢN TRỊ VỐN DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM, QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH QUỐC TẾ
1. Các quy định pháp luật về vốn và quản trị vốn doanh nghiệp theo Luật Đầu tư 2020 và các văn bản dưới luật
1.1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1.2. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1.3. Hình thức đầu tư
1.3.1. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1.3.2. Đầu tư theo hình thức liên doanh
1.4. Chính sách ưu đãi đầu tư và hình thức ưu đãi đầu tư
2. Các quy định pháp luật về vốn và quản trị vốn doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật
2.1. Quy định về hình thức góp vốn
2.2. Quy định về định giá tài sản góp vốn
2.2.1. Nguyên tắc định giá
2.2.2. Phương thức định giá
2.2.3. Chủ thể có thẩm quyền định giá
2.3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
2.4. Cách thức góp vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp
2.4.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.4.1.1. Góp vốn khi thành lập doanh nghiệp
2.4.1.2. Góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp
2.4.2. Công ty cổ phần
2.4.2.1. Góp vốn khi thành lập doanh nghiệp
2.4.2.2. Góp vốn sau khi thành lâp doanh nghiệp
3. Các quy định pháp luật liên quan đến vốn và quản trị vốn doanh nghiệp theo Luật kế toán 2015
3.1. Tổng quan về kế toán vốn chủ sở hữu
3.1.1. Nhiệm vụ của kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
3.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu
3.1.3. Kế toán Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.1.3.1. Nguyên tắc kế toán TK 411
3.1.3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
3.2. Các quy định về báo cáo tài chính
3.2.1. Khái niệm
3.2.2. Mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính
3.2.3. Đối tượng áp dụng
3.2.4. Quy định về nộp báo cáo tài chính tại doanh nghiệp
3.3. Các quy định về phân tích báo cáo tài chính
3.3.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
3.3.2. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
3.3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
3.3.2.2. Phân tích tỷ số
3.3.3. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam
3.4. Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3.4.1. Khái niệm Bộ chuẩn mực kế toán IFRS
3.4.2. Những vấn đề Doanh Nghiệp cần lưu ý khi có kế hoạch áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS)
3.4.2.1. Cân nhắc những lợi ích, chi phí và thay đổi khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS)
3.4.2.2. Xác định kỳ báo cáo đầu tiên theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) để xây dựng lộ trình công bố thông tin tương ứng
3.4.2.3. Quyết định áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), doanh nghiệp cần dần chuẩn bị những nội dung sau:
4. Các quy định pháp luật về vốn và quản trị vốn theo Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản dưới luật
4.1. Huy động vốn trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam
4.1.1. Thực tiễn Việt Nam
4.1.2. Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp và đặc điểm của huy động vốn qua thị trường chứng khoán
4.1.2.1. Ưu điểm của huy động vốn trên thị trường chứng khoán
4.1.2.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và niêm yết trên TTCK
4.1.2.3. Các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK
4.2. Tổng quan về chứng khoán vốn
4.2.1. Khái niệm chứng khoán vốn
4.2.2. Phân loại
4.3. Phát hành chứng khoán vốn
4.3.1. Khái niệm phát hành chứng khoán
4.3.2. Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng
4.3.3. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
4.3.3.1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần (IPO - Initial Public Offering)
4.3.3.2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng
4.3.3.3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng
4.3.4. Trình tự, thủ tục phát hành chứng khoán vốn ra công chúng
4.3.4.1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng
4.3.4.2. Trình tự thủ tục phát hành cổ phiếu ra công chúng
5. Tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế về vốn và quản trị vốn doanh nghiệp
5.1. Quy định và kinh nghiệm của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
5.2. Quy định và kinh nghiệm tại Liên minh Châu Âu (EU)
5.2.1. Quy chuẩn Báo cáo tài chính
5.2.2. Quy chuẩn báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp
5.2.3. Quy chuẩn công bố thông tin với công ty niêm yết
5.3. Quy định và kinh nghiệm tại Singapore
PHẦN II. THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH
1. Thực tiễn doanh nghiệp và quản trị vốn doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1. Tình hình doanh nghiệp tại Việt Nam
1.2. Tình hình vốn và quản trị vốn doanh nghiệp tại Việt Nam:
1.2.1. Thị trường vốn và các kênh dẫn vốn doanh nghiệp tại Việt Nam (cập nhật đến 31/12/2022)
1.2.2. Tình hình vốn của các doanh nghiệp
1.3. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và mối quan hệ với nguồn vốn
1.4. Một số thách thức và yêu cầu mới về vốn và quản trị vốn giai đoạn hậu COVID-19 và xung đột địa chính trị trên thế giới
2. Một số nghiên cứu điển hình
2.1. Doanh nghiệp quy mô vốn rất lớn: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về hoạt động của công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM)
2.1.2. Phân tích điển hình về quản trị vốn của VNM:
2.2. Doanh nghiệp quy mô vốn lớn : Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)
2.2.1. Tổng quan về hoạt động của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)
2.2.2. Phân tích điển hình về quản trị vốn của BMP
2.3. Doanh nghiệp quy mô vốn vừa: Công ty cổ phần Everpia (EVE)
2.3.1. Tổng quan về hoạt động của công ty cổ phần Everpia
2.3.2. Phân tích điển hình về quản trị vốn của công ty cổ phần Everpia
2.4. Một số trường hợp điển hình về quản trị vốn không hiệu quả
PHẦN III. DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
1. Xu hướng
1.1. Xu hướng thị trường vốn
1.2. Các xu hướng về quản trị vốn doanh nghiệp
2. Một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp
2.1. Xác định cấu trúc vốn tối ưu và cấu trúc vốn mục tiêu
2.2. Tái cấu trúc vốn doanh nghiệp
2.3. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cả về tài chính và kinh doanh
2.3.1. Về quản trị tài chính
2.3.2. Về quản trị doanh nghiệp nói chung
PHẦN IV. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG VÀ GỢI Ý CÁCH GIẢI QUYẾT VỀ QUẢN TRỊ VỐN
1. Bài tập về Đăng ký vốn điều lệ và các vấn đề liên quan tới vốn điều lệ
2. Bài tập về tăng vốn điều lệ
3. Bài tập về giảm vốn điều lệ
4. Bài tập về các hình thức góp vốn
5. Bài tập về xác định và ghi nhận giá trị của doanh nghiệp
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tổng giá trị giao dịch của TCCK Việt Nam bình quân phiên các tháng của năm 2021 và 2022 (đvt: tỷ đồng/phiên)
Biểu đồ 2: Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam bình quân phiên các tháng của năm 2021 và 2022 (đvt: tỷ đồng/ phiên)
Biểu đồ 3: Tổng giá trị giao dịch trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam bình quân phiên các tháng của năm 2021 và 2022 (đvt: tỷ đồng/ phiên)
Biểu đồ 4: Nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016- 2020
Biểu đồ 5: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp (theo loại hình doanh nghiệp) giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020
Biểu đồ 6: Quy mô thu hút vốn cho SXKD của các doanh nghiệp theo lĩnh vực, ngành nghề, bình quân năm
Biểu đồ 7: Nguồn vốn cho SXKD bình quân doanh nghiệp của các lĩnh vực, ngành nghề
Biểu đồ 8: Thu hút vốn bình quân cho SXKD của các DN theo quy mô DN (đvt: triệu tỷ đồng)
Biểu đồ 9: Các chỉ số tài chính của VNM năm 2021 và 2022
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá trị giao dịch bình quân phiên tổng thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu năm 2022 và so với bình quân năm 2021 và dự báo năm 2023
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần Bao Bì Nhựa giai đoạn 2009-2019
Bảng 3: Danh sách 10 doanh nghiệp UPCOM thực hiện công bố thông tin và minh bạch tốt nhất năm 2021-2022 do HXN công bố
Bảng 4: Danh sách 10 doanh nghiệp niêm yết quản trị công ty tốt nhất năm 2021-2022 do HNX công bố
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Vai trò của chính sách và nguồn nhân lực ngành tài chính để đảm bảo phát triển thị trường vốn lành mạnh
Hộp 2: Một số đặc điểm về quản trị vốn của Vinamilk (VNM)
Hộp 3: Điểm đáng chú ý trong quản trị vốn của công ty Nhựa Bình Minh (BMP)
Hộp 4: Một số đặc điểm về quản trị vốn của EVE
Hộp 5: Nghị quyết của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội
Hộp 6: Vinamilk là một trong số các DN Việt quan tâm và đầu tư vào ESG
Hộp 7: Một số dự báo về xu hướng M&A doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới
ĐỂ XEM CHI TIẾT VUI LÒNG TẢI TÀI LIỆU