Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 22 tháng 12 năm 2024
Vietnamese English

Định hướng phát triển các trung tâm logistics của tỉnh Đồng Nai

06/12/2017 23:06
(phân tích)
1.   Cơ sở hạ tầng tiền đề cho sự phát triển của các trung tâm logistics của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1Aquốc lộ 20quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gònsân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Namđường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai.
Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên HoàHố NaiTrảng BomDầu GiâyLong Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến đường sắt này là mạch máu giao thông quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh.
 Cảng hàng không quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.
 Về giao thông đường thủy thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu cảng trên sông Đồng Nai, Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu, và Khu cảng trên sông Thị Vải. Trong đó Khu cảng trên sông Đồng Nai gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000 DWT), Cảng tổng hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam PhướcTam An. Các cảng tại Khu cảng trên sông Nhà Bè – Lòng Tàu gồm có cảng gỗ mảnh Phú Đông, cảng xăng dầu Phước Khánh, cảng nhà máy đóng tàu 76, cảng tổng hợp Phú Hữu 1, cảng cụm Công nghiệp Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch, cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, cảng VIKOWOCHIMEX, cảng Sun Steel – China Himent, và các cảng chuyên dùng khác. Các cảng Khu cảng trên sông Thị Vải gồm có cảng Phước An, cảng Phước Thái, cảng Gò DầuA, cảng Gò Dầu B, cảng Super Photphat Long Thành, cảng nhà máy Unique Gas.

2.   Định hướng phát triển:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, các trung tâm Logistics được xây dựng cho tỉnh Đồng Nai hoạt động như trung tâm Logistics cấp tỉnh (trung tâm cấp 3). Các trung tâm/kho bãi cung ứng các dịch vụ Logistics chuyên dụng được bố trí tận dụng các ICD đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Quan điểm là ưu tiên lựa chọn các kho ICD có diện tích quy hoạch tương đối lớn, gần các trục giao thông chính (đường xuyên Á, đường cao tốc, đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường thủy, sân bay) (sẽ phân tích sâu trong phần phân bố hoạt động Logistics trên địa bàn).
Trung tâm Logistics cấp vùng (TT I) tận dụng khu vực Tổng kho trung chuyển Trảng Bom đã được quy hoạch trước đây. Phát triển Trung tâm này xác định sau năm 2030.
Các trung tâm Logistics chuyên dụng của tỉnh được đề xuất đặt tại các vị trí:
a) Giai đoạn 01: Giai đoạn 2017 - 2020
- TT01: ICD Tân cảng Nhơn Trạch.
- TT02: ICD Tân cảng Long Bình.
- TT03: ICD Công ty CP Dịch vụ cảng Đồng Nai.
b) Giai đoạn 02: Giai đoạn 2021 - 2025
- TT04: ICD cảng Phước An.
- TT05: ICD Thái Bình Shoes Tân Vạn.
c) Giai đoạn 03: Giai đoạn 2025 - 2030.
- TT06: ICD cảng HKQT Long Thành (Long Thành).
d) Giai đoạn 04: Sau 2030
- Phát triển các trung tâm Logistics tại Tổng kho Miền Đông - Trảng Bom.
- Hệ thống kho bãi quy hoạch và mạng lưới kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tận dụng tối đa phương án quy hoạch đã được duyệt từ quy hoạch hệ thống giao thông vận tải. Ngoài ra, đề xuất thêm các đường nhánh kết nối từ các ICD được lựa chọn trong hệ thống Logistics của tỉnh.
- Vị trí tổng kho trung chuyển được xác định nằm tại địa phận huyện Trảng Bom. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai và định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực tổng kho trung chuyển sẽ trở thành một đầu mối giao thông quan trọng kết nối với mạng lưới đường sắt và đường bộ chính khu vực.
- Tổng kho trung chuyển Trảng Bom cách trung tâm thành phố Biên Hòa 18,5 km, có ga hàng hóa Trảng Bom quy hoạch nằm ngay sát ranh giới; cách Sân bay Quốc tế Long Thành quy hoạch 36,5 km, Sân bay Biên Hòa hiện hữu 20 km, cách cảng Đồng Nai 19,5 km và cảng Cái Mép - Thị Vải 63,7 km. Trong vòng bán kính 40 km, Trung tâm Logistics Đồng Nai có khả năng để phục vụ các khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000 ha. Trong vòng bán kính 100 km trung tâm có khả năng phục vụ các khu công nghiệp với diện tích 12.000 ha của các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An. Từ đó, xác định có thể đạt phân hạng của trung tâm Logistics cấp vùng (loại II) theo phân loại của Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Trung tâm Logistics Đồng Nai còn là địa điểm quá cảnh cho hàng hóa từ Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào qua đường bộ tới cảng biển và ngược lại.
- Với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đồng Nai có tiềm năng phục vụ cho xuất nhập khẩu của Thái Lan, Campuchia, Myanmar thông qua các cảng Cái mép - Thị Vải, Đồng Nai, Phước An. Phát triển đường sắt kết nối trung tâm Logistics và đường sắt cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo điều kiện kết nối phương thức vận tải sức chứa lớn với cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

VITIC tổng hợp và phân tích
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 6.224.298
Chung nhan Tin Nhiem Mang