Liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo và vai trò của logistics
15/11/2017 12:04
(phân tích)
1. Chuỗi giá trị lúa gạo
1. Chuỗi giá trị lúa gạo
1.1. Chuỗi giá trị nội địa
Trong chuỗi giá trị gạo nội địa, các nhà xay xát là tác nhân đứng ở chính giữa chuỗi giá trị, đóng vai trò chi phối chuỗi về giá, công nghệ và phân phối lợi nhuận, mặc dù chỉ chiếm 10% trong cơ cấu lợi nhuận toàn chuỗi. Các nhà máy xay xát lúa gạo vừa làm gia công xay xát thuê, vừa thu mua lúa trực tiếp từ nông dân, đồng thời vừa trực tiếp cung cứng gạo nên có quyền chi phối giá rất lớn trong chuỗi. Nhà máy xay xát chủ yếu thu mua lúa gạo qua thương lái, chỉ thu mua 4% lượng gạo trực tiếp từ nông dân khi lượng lúa do thương lái cung cấp chưa đủ so với yêu cầu.
Hoặc trong trường hợp vào vụ thu hoạch rộ, lượng lúa trên thị trường lớn, cơ sở xay xát nếu có nguồn vốn, kho dự trữ và những mối hàng tiêu thụ thường xuyên sẽ mua trực tiếp từ nông dân để tích trữ. Tại ĐBSH, các nhà máy xay xát đảm nhận toàn bộ quy trình chế biến hai bước: Bước thứ nhất, lúa được xay xát ra gạo xô; bước thứ hai gạo xô tiếp tục được đánh bóng, tách tấm, phối trộn và đóng gói để cho ra gạo trắng thành phẩm. Hiện nay, các nhà máy xay xát đều có khuynh hướng mở rộng hoạt động sản xuất sang bóc vỏ trấu, lau bong gạo với công nghệ tiên tiến hơn, đặc biệt là các nhà xay xát lớn. Sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh này càng làm tăng quyền lực cho các nhà xay xát do đóng vai trò đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và đổi mới quy trình chế biến gạo.
1.2. Liên kết trong chuỗi xuất khẩu gạo
Nhìn chung hiện nay liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi lúa gạo đang có sự thay đổi những vẫn còn rất yếu. Chỉ có ít các mô hình doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp từ hộ nông dân, ít các mô hình doanh nghiệp cho nông dân cung cấp trước các đầu vào cho nông dân. Chỉ có khoảng 4% các doanh nghiệp mua trực tiếp từ hộ trồng lúa và phần lớn mua qua các thương lái, nhà xay xát.
Khi nghiên cứu quan trị và liên kết chuỗi xuất khẩu gạo, đề tài có so sánh hai chuỗi dài (trong đó nông dân bán lúa qua thương lái, xay xát, xuất khẩu) và chuỗi ngắn (nông dân trực tiếp bán cho nhà xuất khẩu có thể thấy điểm chung của cả hai chuỗi giá trị lúa gạo ngắn và dài tại ĐBSCL là vai trò đầu tàu của doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu lương thực, đặc biệt là trong trường hợp các doanh nghiệp này mở rộng hoạt động sang sản xuất – chế biến lúa gạo. Trong chuỗi lúa gạo ngắn, doanh nghiệp nắm thị trường đầu ra cuối cùng của sản phẩm, nên có quyền lực về áp đặt giá và yêu cầu sản phẩm đối với nông dân; tuy nhiên, trong trường hợp này, nông dân lại được hưởng lợi từ đầu ra ổn định và giá bán tốt. Trong chuỗi lúa gạo dài, cũng do nắm thông tin, thị trường đầu ra nên trong các giao dịch với các tác nhân trong chuỗi, doanh nghiệp có quyền áp đặt giá, từ đó cơ chế giá lan truyền tới các tác nhân khác.
Chuỗi lúa gạo ngắn (sau đây gọi tắt là chuỗi ngắn) bao gồm 2 tác nhân: nông dân và doanh nghiệp liên kết thông qua hợp đồng. Hiện có 2 hình thức liên kết chính nông dân – doanh nghiệp:
(i) Mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ khép kín (đại diện: CTCP BVTV An Giang): Doanh nghiệp ký hợp đồng trực tiếp với hộ cá thể từ đầu vụ, cung ứng giống, phân, thuốc BVTV không tính lãi suất, cuối vụ thu mua lúa, trừ chi phí rồi trả tiền chênh lệch cho nông dân;
(ii) Mô hình liên kết sản xuất-tiêu thụ qua hợp đồng thu mua cuối vụ (đại diện: Công ty TNHH MTV Võ Thị Thu Hà, Công ty Lương thực Đồng Tháp): Doanh nghiệp lập biên bản ghi nhớ với HTX từ đầu vụ và ký hợp đồng tiêu thụ với HTX thời điểm gần thu hoạch với giá cao hơn giá thị trường từ 100-300đ/kg.
So sánh giữa hai bản hợp đồng của AGPPS và công ty Võ Thị Thu Hà (sau đây gọi tắt là công ty VTTH) với nông dân, các tiêu chuẩn chất lượng lúa sản phẩm của AGPPS đều cao hơn của công ty VTTH; mặt khác, trách nhiệm thực thi hợp đồng của AGPPS rộng hơn và các điều khoản hợp đồng rõ ràng hơn. Trong hợp đồng AGPPS-nông dân, địa điểm thu mua được định rõ là nhà máy của công ty, công ty có trách nhiệm bốc xếp, sắp xếp phương tiện và hỗ trợ quản lý mùa vụ cho nông dân. Trong khi đó, trong hợp đồng của công ty VTTH, các trách nhiệm này do HTX đảm nhiệm. AGPPS cam kết thu mua toàn bộ sản lượng lúa do nông dân sản xuất theo chất lượng đã thỏa thuận; trong khi công ty VTTH có quyền từ chối nhận lúa trong 2 trường hợp: (i) Không đúng theo tiêu chuẩn, và (ii) Không thỏa thuận được. Các điều khoản hợp đồng thiếu rõ ràng như vậy dễ dẫn đến tranh chấp giữa hai bên khi giao hàng. Hơn nữa, khi bán lúa cho AGPPS, nông dân có quyền quyết định bán ngay hay gửi lúa miễn phía trong vòng 1 tháng. Trong trường hợp nông dân chọn cách không bán lúa cho công ty, các điều khoản về chi phí nông dân phải trả đều được định mức rõ ràng, nên nông dân dễ dàng tính toán và so sánh chi phí-lợi nhuận giữa các kịch bản khác nhau. Trong thời gian nông dân gửi lúa, công ty cũng có chính sách giao gạo ăn cho nông dân và chi phí này sẽ được trừ vào tiền trả cho nông dân về sau. Các chính sách hậu thu hoạch này vẫn chưa được thể hiện trong hợp đồng liên kết với công ty VTTH.
Hệ thống thu mua và thực thi chính sách sau thu hoạch của AGPPS đòi hỏi một bộ máy quản lý chuyên nghiệp, dòng tiền kinh doanh ổn định và nghiên cứu tốt tập quán sản xuất – tiêu dùng của nông dân. Mô hình liên kết của AGPPS được đánh giá là khó nhân rộng do những đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp này. Thứ nhất, đây là công ty duy nhất có tiềm lực cung ứng vật tư đầu vào mạnh nhờ hoạt động kinh doanh chính là sản xuất-kinh doanh thuốc BVTV; ngoài ra, công ty cũng có 2 nhà máy sản xuất giống, chiếm thị phần 40% giống lúa trên cả nước. Liên kết với nông dân chính là kênh bán hàng ngắn nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh chính; đồng thời, khả năng bù đắp lãi/lỗ ở các hoạt động kinh doanh khác nhau giúp công ty quản trị rủi ro và lên kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Thứ hai, doanh nghiệp có lợi về chi phí tài chính so với các công ty xuất khẩu gạo khác khi có thể sử dụng ngoại tệ từ xuất khẩu gạo để nhập khẩu hóa chất phục vụ sản xuất thuốc BVTV, nên tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính lớn trong giao dịch ngoại tệ. Thứ ba, đội ngũ cán bộ kỹ thuật 3 cùng (FF) luôn bám sát vùng nguyên liệu là một lợi thế khó công ty nào bắt kịp để kiểm soát chất lượng gạo, truy xuất nguồn gốc, và quan trọng hơn cả, tạo niềm tin với nông dân trồng lúa. Thứ tư, khả năng xác định giá thị trường của AGPPS tốt hơn các doanh nghiệp khác nhờ công ty đã xây dựng hệ thống thông tin báo giá cập nhật liên tục từ đội ngũ FF tại nhiều địa bàn khác nhau. Do đó, giá mua của AGPPS luôn sát giá thị trường tại mỗi thời điểm hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác.
Đáng chú ý là trong cả chuỗi dài và chuỗi ngắn, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực – xuất khẩu đều thiếu liên kết ngang, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp chủ yếu là ủy thác hoặc cung ứng xuất khẩu lẫn nhau. Trong khi về công tác thị trường, các doanh nghiệp thường độc lập tìm kiếm khách hàng, đặt giá và thiết lập các thương hiệu nhỏ riêng, chưa khai thác được các lợi thế từ liên kết ngang để cung ứng các đơn hàng lớn, chất lượng cao, có thể thâm nhập sâu vào các thị trường xuất khẩu. Song song với sự nổi lên của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh lúa gạo lớn trong chuỗi ngắn, trong chuỗi dài, các doanh nghiệp xay xát cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình, dần khép kín hoạt động chế biến khi vươn tới khâu sấy, bảo quản, bóc vỏ. Sự phát triển này rất quan trọng do đây là cơ sở để ngành chế biến lúa gạo Việt Nam chuyển sang quy trình chế biến tối ưu hơn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thất thoát và gia tăng giá trị.
2. Các vấn đề về logistics:
Logistics đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị gạo của Việt Nam và năng lực cạnh tranh của ngành gạo trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên đến nay đây vẫn là vấn đề đau đầu của ngành lúa gạo Việt Nam.
2.1. Lưu kho, bảo quản:
Trong khâu bảo quản, tổng tích lượng kho chứa lúa gạo cả nước đạt 5,38 triệu tấn, chủ yếu đặt tại ĐBSCL; trong đó 4,36 triệu tấn kho chứa gạo và 1,02 triệu tấn kho chứa lúa. Chưa tính đến việc dự trữ lúa giúp thời hạn bảo quản dài hơn (1-2 năm) và lúa cũ (đã chín sinh học hoàn toàn sau khi dự trữ trên 6 tháng) cho gạo chất lượng tốt hơn gạo chế biến từ lúa mới, công suất tích lượng dự trữ lúa hiện nay còn quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu.
2.1. Lưu kho, bảo quản:
Trong khâu bảo quản, tổng tích lượng kho chứa lúa gạo cả nước đạt 5,38 triệu tấn, chủ yếu đặt tại ĐBSCL; trong đó 4,36 triệu tấn kho chứa gạo và 1,02 triệu tấn kho chứa lúa. Chưa tính đến việc dự trữ lúa giúp thời hạn bảo quản dài hơn (1-2 năm) và lúa cũ (đã chín sinh học hoàn toàn sau khi dự trữ trên 6 tháng) cho gạo chất lượng tốt hơn gạo chế biến từ lúa mới, công suất tích lượng dự trữ lúa hiện nay còn quá thấp, không đáp ứng được nhu cầu.
Sự chênh lệch tích lượng kho chứa lúa - gạo cũng là một yếu tố gây mất hiệu quả trong khâu dự trữ-bảo quản. Doanh nghiệp chủ yếu xây dựng kho dự trữ gạo quy mô nhỏ để đáp ứng nhu cầu khi có đơn hàng; trong khi đó, nếu doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho chứa lúa sẽ cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành thường xuyên tăng. Hơn nữa, việc xây dựng kho lúa sẽ buộc doanh nghiệp phải tính đến kế hoạch tự thu mua lúa lâu dài, xây dựng hệ thống sấy – xay xát; đây đều là những phương án kinh doanh mà doanh nghiệp không ưu tiên đầu tư.
Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch tại Việt Nam hiện là 13,7%, cao hơn nhiều so với Thái Lan (6,1-9,1%), Ấn Độ (6%). Theo ước tính của Phân Viện cơ điện và công nghệ sau thu hoạch Việt Nam 2011, cơ cấu tổn thất sau thu hoạch tại ĐBSCL như sau: thu hoạch 3%, vận chuyển 0,9%, phơi sấy 4,2%, bảo quản 2,6%, xay xát 3%. Nguyên nhân chính gây ra tổn thất sau thu hoạch là ở khâu sấy và bảo quản do công nghệ và quy trình thực hiện ở những khâu này chưa tốt. Tổn thất sau thu hoạch cao chính là giá trị hụt đi so với giá trị tiềm năng, gây thiệt hại cho tất cả các phân cấp trong chuỗi cung ứng nhưng chưa được tính toán đầy đủ.
Sự tồn tại của quy trình chế biến kém cạnh tranh này đã có từ lâu do tập quán sản xuất – kinh doanh qua nhiều phân cấp trung gian và trữ gạo tại nhiều cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng để bất cứ phân cấp trung gian nào cũng có thể đáp ứng ngay nhu cầu tức thì của thị trường trong, ngoài nước. Các doanh nghiệp lương thực thu mua gạo chỉ quan tâm đến độ khô, độ trắng và độ trọng, thay vì chất lượng dinh dưỡng, mùi thơm, hình dáng, hay thời gian nấu như một số tiêu chuẩn quốc tế đang được ưa chuộng tại thị trường cao cấp. Ngoài ra, sự phân khúc trong chế biến làm tăng tỷ lệ tổn thất chung của ngành lúa gạo và không có phân cấp nào trong chuỗi cung ứng quan tâm tới chất lượng cũng như thương hiệu hạt gạo cuối cùng cung cấp cho thị trường.
2.2. Vận tải:
Về vận tải, hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, cảng, đường sắt và CNTT được cho là kém trong dịch vụ hậu cần tại Việt Nam. Vào mùa cao điểm xuất khẩu, những tuyến đường bộ kết nối vào các cảng tại TP. Hồ Chí Minh (đặc biệt cảng Cát Lái) thường xuyên bị tắc nghẽn nên các doanh nghiệp thường phải dự phòng thời gian vận chuyển dài hơn 1,5 lần so với thường ngày để đảm bảo giao hàng đúng hạn. Mặc dù vận chuyển đường thủy nội địa của Việt Nam được đánh giá khá tốt so với các nước khác, vấn đề tắc nghẽn làm tăng chi phí vận chuyển vẫn thường xuyên xảy ra. Vận chuyển gạo bằng đường thủy từ ĐBSCL tới cảng Sài Gòn bắt buộc phải đi qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang nên vào mùa cao điểm, để thông tuyến vận chuyển có thể mất 24-36h.
Hải quan và truy xuất, theo dõi đơn hàng lần lượt là hai tiêu chí mà Việt Nam cần chú ý đuổi kịp Thái Lan trong các thành phần LPI. Mặc dù cước phí vận chuyển gạo từ ĐBSCL về cảng Sài Gòn giảm mạnh trong vài năm vừa qua và có tính cạnh tranh cao, dịch vụ vận chuyển nội địa chủ yếu thuê ngoài và thường không có công nghệ cung cấp dịch vụ theo dõi trong quá trình vận chuyển. Về thủ tục hải quan, trong các chứng từ cần thiết kèm theo giao hàng, trong khi các giấy cứng nhận khác được hoàn thành thủ tục trong 1 – 2 ngày, giấy chứng nhận an toàn sức khỏe cần thời gian chứng nhận dài nhất (7-10 ngày). Ngoài thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển từ Việt Nam đến Philippines (27USD/tấn) cao gấp 2,25 lần so với chi phí này của Thái Lan.
VITIC tổng hợp và phân tích
VITIC tổng hợp và phân tích