Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024
Vietnamese English

Tình hình thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2017

26/03/2018 10:19

I. TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

1.Hoạt động và quan hệ thương mại của Việt Nam trong WTO

Năm 2017, Việt Nam tiếp tục tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định chung và cam kết trong WTO, đóng góp tích cực và chủ động với tư cách thành viên có trách nhiệm của hệ thống thương mại đa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luôn chủ động, tích cực tham dự các phiên hop thường kỳ của WTO trong các lĩnh vực như nông nghiệp, trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ, dịch vụ, sở hữu trí tuệ cũng như các phiên rà soát chính sách thương mại của các nước để nắm bắt tình hình thực thi của các nước, từ đó có biện pháp đối phó phù hợp nếu ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước. 

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của WTO trong năm 2017 là Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 (MC11) diễn ra vào ngày 10 - 13/12/2017 tại Buenos Aires, Argentina. Hội nghị này được kỳ vọng sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong việc quyết định tương lai của Vòng đàm phán Doha nói riêng và của cả WTO nói chung trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới có nhiều thay đổi. Theo đó, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình thảo luận nội dung, xây dựng văn kiện để cùng các Thành viên tiến tới thống nhất những vấn đề chủ chốt, góp phần vào thành công chung của Hội nghị. Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại của các nền kinh tế APEC diễn ra vào tháng 5/2017 tại Hà Nội, với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã kêu gọi các nước thành viên APEC có các biện pháp để củng cố hệ thống thương mại đa phương nói chung và nỗ lực thúc đẩy đàm phán để có những kết quả cụ thể tại MC11 nói riêng

2. Hiệp định 
CPTPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết vào tháng 2/2016 tại New Zealand. Tháng 1/2017, Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp định này. Theo đó, trong thời gian qua, Việt Nam cùng với các nước thành viên TPP đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp phù hợp cho Hiệp định này trong bối cảnh không có sự tham gia của Hoa Kỳ.   

Sau một loạt các phiên họp ở cấp Trưởng đoàn đàm phán, tại phiên họp cấp Bộ trưởng các nước TPP diễn ra bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017, các Bộ trưởng của 11 nước TPP đã nhất trí đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời ra Tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng Hiệp định CPTPP là một Hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.

Kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của 11 nước TPP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Việt Nam, với vai trò là nước chủ nhà và giúp Nhật Bản đồng chủ trì cuộc họp cấp Bộ trưởng, đã có những đóng góp thiết thực và xây dựng vào thành công chung của Hội nghị.

3. FTA giữa Việt Nam và Khối Thương mại tự do Châu Âu (EFTA)

Trên cơ sở tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Khối EFTA và Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ năm 2009, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một FTA giữa Việt Nam và khối EFTA (gồm 4 thành viên là Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ và Liechtenstein). Đàm phán được chính thức khởi động vào ngày 03/07/2012.    

Đến nay, hai Bên đã trải qua 15 phiên đàm phán chính thức và 2 phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn. Hiện tại, hai bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Quy tắc xuất xứ và Hải quan. Dự kiến các phiên đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức trong năm 2018 để hai Bên tiếp tục thúc đẩy trao đổi nhằm sớm đạt được sự thống nhất đối với những vấn đề còn tồn tại.

4. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel

Kể từ khi hai Bên tuyên bố khởi động đàm phán FTA vào tháng 12/2015, cho đến nay, đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel đã trải qua 3 phiên và đã đạt được một số tiến triển nhất định. Dự kiến trong năm 2018, hai Bên sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán để sớm đạt được một FTA với kết quả cân bằng, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của cả Bên.

5. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)

Từ giữa năm 2016, Việt Nam và EU đã tổ chức rà soát pháp lý Hiệp định và đã hoàn tất việc rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật vào cuối tháng 6/2017, chỉ còn một số nội dung phát sinh trong đó có vấn đề liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các FTA của phía EU.
Đối với thẩm quyền phê chuẩn các FTA của EU, ngày 16/5/2017, Tòa án Công lý Châu Âu đã có ý kiến chính thức. Theo đó, các nội dung về đầu tư gián tiếp của nước ngoài và cơ chế nhà đầu tư kiện Chính phủ (ISDS) sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức là nội dung này phải được cả EU và quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực). Điều này sẽ khiến cho việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn các FTA của EU, trong đó có EVFTA sẽ trở nên phức tạp và mất thời gian nhiều hơn.

Do đó, để sớm ký kết và đưa EVFTA vào thực thi, vào cuối tháng 9/2017, EU đã chính thức đề xuất với ta việc tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế ISDS khỏi EVFTA.Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai Hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- Hiệp định thương mại tự do (chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng riêng phần đầu tư chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài): Hiệp định này sẽ thuộc thầm quyền ký kết của Uỷ ban Châu Âu (EC) và Nghị viện Châu Âu (EP).

- Hiệp định bảo hộ đầu tư được gọi tắt là IPA (bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư): Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của cả EP và của Nghị viện các nước thành viên.

Tại phiên họp cấp kỹ thuật và cấp Trưởng đoàn về đề xuất tách nội dung đầu tư ra khỏi Hiệp định EVFTA diễn ra từ ngày 23-26/10/2017 tại Bruxelles - Vương quốc Bỉ, EU khẳng định cách tiếp cận mới chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, không thay đổi kết quả đàm phán mà hai bên đã đạt được. Qua rà soát sơ bộ, các nội dung điều chỉnh của EU đề xuất không thay đổi bản chất cam kết, không làm phát sinh thêm nghĩa vụ của Việt Nam.

Kế hoạch của EU là hoàn tất các vấn đề kỹ thuật cho cả Hiệp định FTA và Hiệp định IPA để trình cùng lúc cả hai Hiệp định ra Nghị viện Châu Âu vào thời gian sớm nhất có thể. Sau đó Hiệp định FTA sẽ được trình EP phê chuẩn để sớm đưa vào thực thi, còn Hiệp định IPA sẽ đi theo kênh riêng (được phê chuẩn tại cả EP và Nghị viện các nước thành viên).

6. Hiệp định ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tiến hành ký kết hai Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hồng Kông. Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thành các thủ tục trong nước để ký Hiệp định này.

7. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

 Đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc) đã diễn ra 20 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ kể từ phiên đầu tiên vào tháng 5 năm 2013. Các Bộ trưởng RCEP cũng đã họp 8 phiên (5 phiên chính thức và 3 phiên giữa kỳ) để chỉ đạo đàm phán.

Mặc dù đã được các Nhà Lãnh đạo RCEP giao nhiệm vụ sớm kết thúc đàm phán, tuy nhiên, các bên vẫn chưa đạt được tiến bộ ở các nội dung chính như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Phần lớn các vướng mắc trong đàm phán là do có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển, tham vọng trong đàm phán và khả năng thực thi cam kết giữa các thành viên.

Là nước chủ tịch ASEAN 2017, Philippines đã đề ra một trong những ưu tiên của năm 2017 là kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định RCEP. Tuy nhiên, cho đến nay mục tiêu này vẫn chưa đạt được.

Để thể hiện quyết tâm và sự nỗ lực của các nước ASEAN, Philippines và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị Cấp cao RCEP bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN vào ngày 14/11/2017 để khẳng định mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định trong năm 2018. Tại Hội nghị này, các Nhà Lãnh đạo RCEP đã thông qua Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định RCEP, trong đó tái khẳng định quyết tâm đạt được một Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, cùng có lợi, tiêu chuẩn cao, hiện đại, cam kết cả gói, giúp thiết lập môi trường đầu tư và thương mại thuận lợi trong khu vực, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng và các nhà đàm phán nỗ lực hơn nữa trong năm 2018 để kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP.

8. Công tác APEC

Năm 2017, Việt Nam tái đăng cai APEC sau 11 năm với nhiều nhiệm vụ chính trị đặt ra trong cả năm nhằm triển khai hiệu quả chủ đề và các ưu tiên của năm APEC 2017. Cụ thể, các sự kiện chính của năm APEC Việt Nam 2017 bao gồm:

- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ nhất năm 2017 (SOM 1) và các sự kiện liên quan tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 18/02/2017 đến ngày 03/3/2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ hai năm 2017 (SOM 2) và các sự kiện liên quan tại Hà Nội từ ngày 08/5/2017 đến ngày 18/5/2017.
- Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 5 năm 2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ ba năm 2017 (SOM 3) và các sự kiện liên quan tại thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 18/8/2017 đến ngày 30/8/2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC phiên tổng kết (CSOM), từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng.
- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 (AMM 29) ngày 08 tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng.
- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 (AELM 25) ngày 10 và 11/11/2017 tại Đà Nẵng cùng các sự kiện bên lề có liên quan.

Với nỗ lực của các Bộ, ngành, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Tuần lễ Cấp cao (TLCC) APEC 2017 diễn ra từ ngày 06 đến ngày 11/11/2017 tại thành phố Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp, ghi đậm dấu ấn của nước chủ nhà, đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong bản đồ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trên trường quốc tế. Các kết quả chính của TLCC APEC 2017, với sự đóng góp tích cực của Bộ Công Thương đã đạt được một số kết quả tích cực như sau:

- HNCC 25 đã thông qua “Tuyên bố Đà Nẵng về tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung”, đồng thời, đạt đồng thuận cao đối với các nội dung hợp tác quan trọng của APEC trong năm 2017, cụ thể: (i) Thông qua “Chương trình hành động APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội”,nhằm xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường; (ii) Thông qua “Khuôn khổ Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số”, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và năng suất lao động của các nền kinh tế APEC;

- HNCC 25 dành nhiều thời gian thảo luận về các chính sách và biện pháp chiến lược, để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo; ủng hộ khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực, nước, năng lượng; phát triển nông thôn và đô thị; cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực, giảm thiểu rủi ro, thiên tai, tăng quyền năng kinh tế cho nữ giới; phát triển du lịch bền vững v.v.

- Ngoài ra, HNCC 25 tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật; tiếp tục thực hiện các nỗ lực chung hướng tới Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong tương lai, sau khi mục tiêu Bô-go đã được hoàn thành; nhấn vai trò quan trọng của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm v.v. Có thể nói, ngôn ngữ mạnh mẽ về hệ thống thương mại đa phương của HNCC 25 là một trong những điểm nhấn quan trọng, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, HNCC 25 cũng hoan nghênh việc thông qua “Khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới” nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ từng bước tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0.

- Hơn nữa, để phát huy vai trò của APEC - với tư cách là cơ chế khởi xướng cho hợp tác khu vực và liên khu vực, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN, nhằm gắn kết hợp tác khu vực và tiểu khu vực, hài hòa hóa các mối quan hệ liên khu vực, tiến tới xây dựng một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gắn kết, phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng.

9. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tính tới ngày 30/8/2017, ASEAN đã thực hiện được 21 biện pháp ưu tiên trong số 60 biện pháp ưu tiên được xác lập năm 2017 trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC 2025. Đáng chú ý là các biện pháp liên quan đến: Tài liệu tham chiếu của Ủy ban thuận lợi hóa thương mại, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Tài liệu về chính sách và luật cạnh tranh trong ASEAN, Kế hoạch làm việc ASEAN về quản lý tốt, Tài liệu tham chiếu về Thương mại điện tử, Kế hoạch làm việc ASEAN về mua sắm chính phủ và Quy định về bảo vệ người tiêu dùng.

Đối với các ưu tiên của nước chủ tịch ASEAN 2017 Philippines, các Bộ trưởng ASEAN đã cùng nhau ghi nhận kết quả triển khai các ưu tiên về: Chỉ số Thuận lợi hoá thương mại ASEAN, Kinh doanh với người thu nhập thấp, Chương trình làm việc về nữ doanh nhân, Chương trình làm việc về Thương mại điện tử, Tuyên bố ASEAN về đổi mới, Cơ chế rà soát AEC và Chương trình hành động chiến lược về đầu tư (FAST). Bên cạnh đó, các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận, chỉ đạo cấp kỹ thuật nhanh chóng triển khai và hoàn thành các ưu tiên về: Chương trình tự chứng nhận xuất xứ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), Kết thúc cơ bản đàm phán RCEP và Hệ thống vận tải RORO.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 (AEM 49) diễn ra vào cuối tháng 9/2017 tại Manila, Philippines, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ghi nhận kết quả của việc phát triển và cập nhật nguồn cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ Ban Thư ký ASEAN giám sát thực hiện các kế hoạch hành động và theo dõi các chỉ số hoạt động chính trong Khuôn khổ giám sát và đánh giá AEC 2025, công bố công khai tài liệu AEC Blueprint 2025 trên trang thông tin điện tử của ASEAN, phát hành tài liệu Tóm lược Hội nhập Kinh tế ASEAN vào tháng 6 năm 2017, lộ trình thực hiện các Kế hoạch hành động chiến lược về thương mại hàng hóa ASEAN, hợp tác về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, đầu tư, cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu trí tuệ, thống kê, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển chuỗi cung ứng trong ASEAN. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng ghi nhận kết quả việc thông qua Chương trình làm việc ASEAN về quản lý tốt giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch hành động chiến lược về hợp tác thuế quan giai đoạn 2016-2025.

II. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG, CÁC MOU LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1. Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao CLMV, ACMECS và WEF-Mê Công tại Hà Nội, ngày 26/10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia đã ký Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Bản Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký, hết hạn vào ngày 31/12/2017.
Theo Bản Thỏa thuận này, phía Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% áp dụng đối với 29 mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Campuchia gồm: sữa và kem, tinh bột sắn, sản phẩm thịt, chế phẩm từ gạo, bánh kẹo, sơn, sản phẩm nhựa, giấy, gốm sứ, sắt thép và sản phẩm sắt thép. Ngược lại, phía Việt Nam dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho 39 mặt hàng của Campuchia, phần lớn là: nông sản nguyên liệu gồm thịt, phụ phẩm tươi sống, chanh, thóc gạo, bánh gato, lá thuốc lá nguyên liệu (theo hạn ngạch), sản phẩm nhựa, sách vở, vải dệt, xe đạp.
Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng dành cho phía Campuchia hạn ngạch thuế suất 0% đối với thóc gạo (300.000 tấn/năm) và lá thuốc lá khô (3.000 tấn/năm).
Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại Campuchia đã tiến hành đàm phán để sửa đổi, bổ sung Bản Thỏa thuận đã có, áp dụng cho giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên, hai Bên vẫn chưa thống nhất được một số nội dung quan trọng và hai Bên vẫn tiếp tục quá trình đàm phán.

2. Các MOU về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á

- MOU về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Thái Lan (hai Bộ trưởng ký ngày 17/8/2017)
MOU bao gồm các nội dung hợp tác trong lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại, xúc tiến thương mại, các hợp tác trong khuôn khổ kinh tế - thương mại đa phương, thống nhất về tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính... làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại

- MOU về hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Myanmar (hai Bộ trưởng ký ngày 24/8/2017)
MOU bao gồm các nội dung hợp tác về xóa bỏ rào cản thương mại, xúc tiến thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại, các hợp tác trong khuôn khổ kinh tế - thương mại đa phương, các lĩnh vực khác, thống nhất về cơ chế đối thoại, tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính... làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực thương mại.

I. TÌNH HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

1. Hoạt động và quan hệ thương mại của Việt Nam trong WTO

Năm 2017, Việt Nam tiếp tục tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định chung và cam kết trong WTO, đóng góp tích cực và chủ động với tư cách thành viên có trách nhiệm của hệ thống thương mại đa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luôn chủ động, tích cực tham dự các phiên hop thường kỳ của WTO trong các lĩnh vực như nông nghiệp, trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ, dịch vụ, sở hữu trí tuệ cũng như các phiên rà soát chính sách thương mại của các nước để nắm bắt tình hình thực thi của các nước, từ đó có biện pháp đối phó phù hợp nếu ảnh hưởng tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trong nước. 

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của WTO trong năm 2017 là Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 (MC11) diễn ra vào ngày 10 - 13/12/2017 tại Buenos Aires, Argentina. Hội nghị này được kỳ vọng sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong việc quyết định tương lai của Vòng đàm phán Doha nói riêng và của cả WTO nói chung trong bối cảnh tình hình kinh tế-chính trị thế giới có nhiều thay đổi. Theo đó, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình thảo luận nội dung, xây dựng văn kiện để cùng các Thành viên tiến tới thống nhất những vấn đề chủ chốt, góp phần vào thành công chung của Hội nghị. Trước đó, tại Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại của các nền kinh tế APEC diễn ra vào tháng 5/2017 tại Hà Nội, với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã kêu gọi các nước thành viên APEC có các biện pháp để củng cố hệ thống thương mại đa phương nói chung và nỗ lực thúc đẩy đàm phán để có những kết quả cụ thể tại MC11 nói riêng.

2. Hiệp định TPP và CPTPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết vào tháng 2/2016 tại New Zealand. Tháng 1/2017, Hoa Kỳ đã tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp định này. Theo đó, trong thời gian qua, Việt Nam cùng với các nước thành viên TPP đã nỗ lực tìm kiếm một giải pháp phù hợp cho Hiệp định này trong bối cảnh không có sự tham gia của Hoa Kỳ.   

Sau một loạt các phiên họp ở cấp Trưởng đoàn đàm phán, tại phiên họp cấp Bộ trưởng các nước TPP diễn ra bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017, các Bộ trưởng của 11 nước TPP đã nhất trí đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời ra Tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng Hiệp định CPTPP là một Hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.

Kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của 11 nước TPP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Việt Nam, với vai trò là nước chủ nhà và giúp Nhật Bản đồng chủ trì cuộc họp cấp Bộ trưởng, đã có những đóng góp thiết thực và xây dựng vào thành công chung của Hội nghị.

3. FTA giữa Việt Nam và Khối Thương mại tự do Châu Âu (EFTA)

Trên cơ sở tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Khối EFTA và Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ năm 2009, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một FTA giữa Việt Nam và khối EFTA (gồm 4 thành viên là Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ và Liechtenstein). Đàm phán được chính thức khởi động vào ngày 03/07/2012.    

Đến nay, hai Bên đã trải qua 15 phiên đàm phán chính thức và 2 phiên đàm phán cấp Trưởng đoàn. Hiện tại, hai bên đã xác định được các vấn đề còn tồn tại trong các lĩnh vực quan trọng của Hiệp định như Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Quy tắc xuất xứ và Hải quan. Dự kiến các phiên đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức trong năm 2018 để hai Bên tiếp tục thúc đẩy trao đổi nhằm sớm đạt được sự thống nhất đối với những vấn đề còn tồn tại.

4. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel

Kể từ khi hai Bên tuyên bố khởi động đàm phán FTA vào tháng 12/2015, cho đến nay, đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel đã trải qua 3 phiên và đã đạt được một số tiến triển nhất định. Dự kiến trong năm 2018, hai Bên sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán để sớm đạt được một FTA với kết quả cân bằng, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp của cả Bên.

5. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)

Từ giữa năm 2016, Việt Nam và EU đã tổ chức rà soát pháp lý Hiệp định và đã hoàn tất việc rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật vào cuối tháng 6/2017, chỉ còn một số nội dung phát sinh trong đó có vấn đề liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các FTA của phía EU.

Đối với thẩm quyền phê chuẩn các FTA của EU, ngày 16/5/2017, Tòa án Công lý Châu Âu đã có ý kiến chính thức. Theo đó, các nội dung về đầu tư gián tiếp của nước ngoài và cơ chế nhà đầu tư kiện Chính phủ (ISDS) sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của cả cấp EU và cấp quốc gia các nước thành viên (tức là nội dung này phải được cả EU và quốc gia thành viên đồng ý mới có hiệu lực). Điều này sẽ khiến cho việc đàm phán, ký kết và phê chuẩn các FTA của EU, trong đó có EVFTA sẽ trở nên phức tạp và mất thời gian nhiều hơn.

Do đó, để sớm ký kết và đưa EVFTA vào thực thi, vào cuối tháng 9/2017, EU đã chính thức đề xuất với ta việc tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế ISDS khỏi EVFTA.Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai Hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- Hiệp định thương mại tự do (chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng riêng phần đầu tư chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài): Hiệp định này sẽ thuộc thầm quyền ký kết của Uỷ ban Châu Âu (EC) và Nghị viện Châu Âu (EP).
- Hiệp định bảo hộ đầu tư được gọi tắt là IPA (bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư): Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của cả EP và của Nghị viện các nước thành viên.

Tại phiên họp cấp kỹ thuật và cấp Trưởng đoàn về đề xuất tách nội dung đầu tư ra khỏi Hiệp định EVFTA diễn ra từ ngày 23-26/10/2017 tại Bruxelles - Vương quốc Bỉ, EU khẳng định cách tiếp cận mới chỉ liên quan đến vấn đề kỹ thuật, không thay đổi kết quả đàm phán mà hai bên đã đạt được. Qua rà soát sơ bộ, các nội dung điều chỉnh của EU đề xuất không thay đổi bản chất cam kết, không làm phát sinh thêm nghĩa vụ của Việt Nam.

Kế hoạch của EU là hoàn tất các vấn đề kỹ thuật cho cả Hiệp định FTA và Hiệp định IPA để trình cùng lúc cả hai Hiệp định ra Nghị viện Châu Âu vào thời gian sớm nhất có thể. Sau đó Hiệp định FTA sẽ được trình EP phê chuẩn để sớm đưa vào thực thi, còn Hiệp định IPA sẽ đi theo kênh riêng (được phê chuẩn tại cả EP và Nghị viện các nước thành viên).

6. Hiệp định ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tiến hành ký kết hai Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hồng Kông (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Hồng Kông. Hiện nay, Việt Nam đang hoàn thành các thủ tục trong nước để ký Hiệp định này.

7. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

 Đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc) đã diễn ra 20 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ kể từ phiên đầu tiên vào tháng 5 năm 2013. Các Bộ trưởng RCEP cũng đã họp 8 phiên (5 phiên chính thức và 3 phiên giữa kỳ) để chỉ đạo đàm phán.

Mặc dù đã được các Nhà Lãnh đạo RCEP giao nhiệm vụ sớm kết thúc đàm phán, tuy nhiên, các bên vẫn chưa đạt được tiến bộ ở các nội dung chính như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư. Phần lớn các vướng mắc trong đàm phán là do có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển, tham vọng trong đàm phán và khả năng thực thi cam kết giữa các thành viên.

Là nước chủ tịch ASEAN 2017, Philippines đã đề ra một trong những ưu tiên của năm 2017 là kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định RCEP. Tuy nhiên, cho đến nay mục tiêu này vẫn chưa đạt được.

Để thể hiện quyết tâm và sự nỗ lực của các nước ASEAN, Philippines và các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị Cấp cao RCEP bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN vào ngày 14/11/2017 để khẳng định mục tiêu kết thúc đàm phán Hiệp định trong năm 2018. Tại Hội nghị này, các Nhà Lãnh đạo RCEP đã thông qua Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định RCEP, trong đó tái khẳng định quyết tâm đạt được một Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện, cùng có lợi, tiêu chuẩn cao, hiện đại, cam kết cả gói, giúp thiết lập môi trường đầu tư và thương mại thuận lợi trong khu vực, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng và các nhà đàm phán nỗ lực hơn nữa trong năm 2018 để kết thúc đàm phán Hiệp định RCEP.

8. Công tác APEC

Năm 2017, Việt Nam tái đăng cai APEC sau 11 năm với nhiều nhiệm vụ chính trị đặt ra trong cả năm nhằm triển khai hiệu quả chủ đề và các ưu tiên của năm APEC 2017. Cụ thể, các sự kiện chính của năm APEC Việt Nam 2017 bao gồm:
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ nhất năm 2017 (SOM 1) và các sự kiện liên quan tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 18/02/2017 đến ngày 03/3/2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ hai năm 2017 (SOM 2) và các sự kiện liên quan tại Hà Nội từ ngày 08/5/2017 đến ngày 18/5/2017.
- Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) tại Hà Nội từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 5 năm 2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC lần thứ ba năm 2017 (SOM 3) và các sự kiện liên quan tại thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 18/8/2017 đến ngày 30/8/2017.
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp APEC phiên tổng kết (CSOM), từ ngày 06 đến ngày 07 tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng.
- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 29 (AMM 29) ngày 08 tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng.
- Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 (AELM 25) ngày 10 và 11/11/2017 tại Đà Nẵng cùng các sự kiện bên lề có liên quan.

Với nỗ lực của các Bộ, ngành, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Tuần lễ Cấp cao (TLCC) APEC 2017 diễn ra từ ngày 06 đến ngày 11/11/2017 tại thành phố Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp, ghi đậm dấu ấn của nước chủ nhà, đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong bản đồ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trên trường quốc tế. Các kết quả chính của TLCC APEC 2017, với sự đóng góp tích cực của Bộ Công Thương đã đạt được một số kết quả tích cực như sau:

- HNCC 25 đã thông qua “Tuyên bố Đà Nẵng về tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung”, đồng thời, đạt đồng thuận cao đối với các nội dung hợp tác quan trọng của APEC trong năm 2017, cụ thể: (i) Thông qua “Chương trình hành động APEC về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội”,nhằm xây dựng cộng đồng APEC phát triển bao trùm và tự cường; (ii) Thông qua “Khuôn khổ Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số”, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh và năng suất lao động của các nền kinh tế APEC;

- HNCC 25 dành nhiều thời gian thảo luận về các chính sách và biện pháp chiến lược, để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo hướng xanh, bền vững và sáng tạo; ủng hộ khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường an ninh lương thực, nước, năng lượng; phát triển nông thôn và đô thị; cải cách cơ cấu, nâng cao năng lực, giảm thiểu rủi ro, thiên tai, tăng quyền năng kinh tế cho nữ giới; phát triển du lịch bền vững v.v.

- Ngoài ra, HNCC 25 tái khẳng định cam kết hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư; thúc đẩy thuận lợi hóa môi trường kinh doanh và dịch vụ; tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật; tiếp tục thực hiện các nỗ lực chung hướng tới Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) trong tương lai, sau khi mục tiêu Bô-go đã được hoàn thành; nhấn vai trò quan trọng của APEC trong việc ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, công bằng, minh bạch và bao trùm v.v. Có thể nói, ngôn ngữ mạnh mẽ về hệ thống thương mại đa phương của HNCC 25 là một trong những điểm nhấn quan trọng, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, HNCC 25 cũng hoan nghênh việc thông qua “Khuôn khổ APEC về tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới” nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cũng như các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ từng bước tiếp cận thị trường khu vực và quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0.

- Hơn nữa, để phát huy vai trò của APEC - với tư cách là cơ chế khởi xướng cho hợp tác khu vực và liên khu vực, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức đối thoại cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN, nhằm gắn kết hợp tác khu vực và tiểu khu vực, hài hòa hóa các mối quan hệ liên khu vực, tiến tới xây dựng một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gắn kết, phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng.

9. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Tính tới ngày 30/8/2017, ASEAN đã thực hiện được 21 biện pháp ưu tiên trong số 60 biện pháp ưu tiên được xác lập năm 2017 trong Lộ trình tổng thể xây dựng AEC 2025. Đáng chú ý là các biện pháp liên quan đến: Tài liệu tham chiếu của Ủy ban thuận lợi hóa thương mại, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN, Tài liệu về chính sách và luật cạnh tranh trong ASEAN, Kế hoạch làm việc ASEAN về quản lý tốt, Tài liệu tham chiếu về Thương mại điện tử, Kế hoạch làm việc ASEAN về mua sắm chính phủ và Quy định về bảo vệ người tiêu dùng.

Đối với các ưu tiên của nước chủ tịch ASEAN 2017 Philippines, các Bộ trưởng ASEAN đã cùng nhau ghi nhận kết quả triển khai các ưu tiên về: Chỉ số Thuận lợi hoá thương mại ASEAN, Kinh doanh với người thu nhập thấp, Chương trình làm việc về nữ doanh nhân, Chương trình làm việc về Thương mại điện tử, Tuyên bố ASEAN về đổi mới, Cơ chế rà soát AEC và Chương trình hành động chiến lược về đầu tư (FAST). Bên cạnh đó, các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận, chỉ đạo cấp kỹ thuật nhanh chóng triển khai và hoàn thành các ưu tiên về: Chương trình tự chứng nhận xuất xứ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), Kết thúc cơ bản đàm phán RCEP và Hệ thống vận tải RORO.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 (AEM 49) diễn ra vào cuối tháng 9/2017 tại Manila, Philippines, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ghi nhận kết quả của việc phát triển và cập nhật nguồn cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ Ban Thư ký ASEAN giám sát thực hiện các kế hoạch hành động và theo dõi các chỉ số hoạt động chính trong Khuôn khổ giám sát và đánh giá AEC 2025, công bố công khai tài liệu AEC Blueprint 2025 trên trang thông tin điện tử của ASEAN, phát hành tài liệu Tóm lược Hội nhập Kinh tế ASEAN vào tháng 6 năm 2017, lộ trình thực hiện các Kế hoạch hành động chiến lược về thương mại hàng hóa ASEAN, hợp tác về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, đầu tư, cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, sở hữu trí tuệ, thống kê, bảo vệ người tiêu dùng và phát triển chuỗi cung ứng trong ASEAN. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng ghi nhận kết quả việc thông qua Chương trình làm việc ASEAN về quản lý tốt giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch hành động chiến lược về hợp tác thuế quan giai đoạn 2016-2025.

II. CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG, CÁC MOU LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1. Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia

Nhân dịp Hội nghị Cấp cao CLMV, ACMECS và WEF-Mê Công tại Hà Nội, ngày 26/10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia đã ký Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Bản Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký, hết hạn vào ngày 31/12/2017.

Theo Bản Thỏa thuận này, phía Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% áp dụng đối với 29 mặt hàng khi nhập khẩu vào thị trường Campuchia gồm: sữa và kem, tinh bột sắn, sản phẩm thịt, chế phẩm từ gạo, bánh kẹo, sơn, sản phẩm nhựa, giấy, gốm sứ, sắt thép và sản phẩm sắt thép. Ngược lại, phía Việt Nam dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho 39 mặt hàng của Campuchia, phần lớn là: nông sản nguyên liệu gồm thịt, phụ phẩm tươi sống, chanh, thóc gạo, bánh gato, lá thuốc lá nguyên liệu (theo hạn ngạch), sản phẩm nhựa, sách vở, vải dệt, xe đạp.
Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng dành cho phía Campuchia hạn ngạch thuế suất 0% đối với thóc gạo (300.000 tấn/năm) và lá thuốc lá khô (3.000 tấn/năm).

Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại Campuchia đã tiến hành đàm phán để sửa đổi, bổ sung Bản Thỏa thuận đã có, áp dụng cho giai đoạn tiếp theo, tuy nhiên, hai Bên vẫn chưa thống nhất được một số nội dung quan trọng và hai Bên vẫn tiếp tục quá trình đàm phán.

2. Các MOU về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á

- MOU về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Thái Lan (hai Bộ trưởng ký ngày 17/8/2017)
MOU bao gồm các nội dung hợp tác trong lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại, xúc tiến thương mại, các hợp tác trong khuôn khổ kinh tế - thương mại đa phương, thống nhất về tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính... làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại

- MOU về hợp tác trong lĩnh vực thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Myanmar (hai Bộ trưởng ký ngày 24/8/2017)
MOU bao gồm các nội dung hợp tác về xóa bỏ rào cản thương mại, xúc tiến thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại, các hợp tác trong khuôn khổ kinh tế - thương mại đa phương, các lĩnh vực khác, thống nhất về cơ chế đối thoại, tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính... làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực thương mại.

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017 (Bộ Công Thương)
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 9
Số người truy cập: 5.521.648
Chung nhan Tin Nhiem Mang