Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2024
Vietnamese English

Dịch chuyển chuỗi cung ứng tạo cơ hội cho doanh nghiệp logistics

30/11/2023 10:32
Cạnh tranh mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu vừa tạo ra triển vọng, vừa đặt ra nhiều thách thức buộc doanh nghiệp logistics phải chuyển mình để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dịch vụ.



Chia sẻ về các vấn đề quan trọng liên quan đến dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và vai trò của Việt Nam, bà Vũ Thị Hương Giang đại diện AmCham Việt Nam, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đàu tư nước ngoài. “Tuy nhiên, điểm đến của các nhà đầu tư Việt Nam không phải là điểm đến duy nhất, họ đặt Việt Nam bên cạnh nhiều nước trong khu vực để lựa chọn, chính vì thế, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đổi mới dịch vụ phù hợp đểm tham gia chuỗi cung ứng này”- đại diện AmCham nhấn mạnh.

Để đổi mới chuỗi cung ứng, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Chủ tịch PwC (Việt Nam) cho rằng, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, đổi mới chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng. Doanh nghiệp cần chuyển mình để có thể thích ứng với xu hướng phát triển bao gồm việc áp dụng chuyển đổi số để tối ưu hoá quy trình, cũng như đổi mới chuỗi cung ứng với mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đánh giá về dịch vụ logistics TPHCM, ông Nguyễn Công Luân đại diện Sở Công Thương TPHCM đánh giá, hoạt động logistics Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức. Cụ thể, vận tải đường bộ vẫn là phương thức hoạt động vận tải chính trong điều kiện hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp và các phương thức vận tải khác chưa phát triển, với hơn 50% số đường bộ ở tình trạng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn cho vận chuyển hàng hóa.

TPHCM chưa có trung tâm logistics quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. Hiện nay, trong 7 trung tâm logistics do TPHCM mời gọi đầu tư, mới chỉ có 1 dự án Trung tâm logistics khu Công nghệ cao được đầu tư, với tổng số vốn đầu tư dự kiến 848 tỷ đồng.

Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics còn hạn chế về năng lực hoạt động. Hiện nay, cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp có đăng ký ngành dịch vụ logistics. Tuy nhiên, hơn 90% chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động phân tán, manh mún, phần lớn chỉ cung cấp những dịch vụ cơ bản, mức độ đầu tư công nghệ thông tin hiện đại còn thấp

Đón đầu chuỗi cung ứng

Theo Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ, để đạt được mục tiêu đón đầu chuỗi cung ứng, cần đảm bảo rằng TPHCM không chỉ là một điểm dừng chân tốt cho hàng hóa đi vào và ra khỏi khu vực, mà còn là một trung tâm quản lý thông tin và dữ liệu.

Theo đó, TPHCM tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng logistics, nâng công suất bốc dỡ và kho chứa cảng biển, đón đầu các chuỗi cung ứng; hình thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tại TPHCM tầm cỡ khu vực. Ở cấp độ Vùng Đông Nam Bộ, tập trung phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TPHCM, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh.

Bên cạnh đó, TPHCM sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động logistics TPHCM. Trong đó, tập trung giải pháp, như: thiết lập bản đồ số logistics, kho dữ liệu tập trung, tạo ra các nền tảng số kết nối dịch vụ vận tải đa phương thức để phục vụ cho cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, so với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện đang nắm giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt động logistics đồng thời có lợi thế am hiểu tập quán kinh doanh và khách hàng nội địa, nhưng hoạt động còn đơn lẻ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế, chỉ phục vụ ở từng phân khúc nhất định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp dịch vụ logistics tích hợp.

Chính vì thế, để phát triển logistics ở TPHCM cần tăng cường hợp tác liên ngành; kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các tổ chức đào tạo để tạo ra một hệ sinh thái logistics mạnh mẽ, đón đầu sự dịch chuyển logistics trong khu vực.

Link gốc

THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:

(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

ĐẶC BIỆT: Giảm 40% so với giá bán lẻ cho Gói thông tin thị trường logistics (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)​, giảm 10% cho đơn hàng mua lẻ, áp dụng trong tháng 11/2023. 
 
(2) Công nghệ mới trong logistics và quản trị chuỗi cung ứng, vui lòng xem TẠI ĐÂY

(3) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

(4) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 6
Số người truy cập: 4.386.914
Chung nhan Tin Nhiem Mang