Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ năm, ngày 4 tháng 7 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo phân tích thị trường logistics ASEAN: số tháng 5/2018

05/06/2018 14:53

CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÁO CÁO

Bên cạnh những thông tin cơ bản về thị trường logistics khu vực và các nước thành viên, báo cáo kỳ này sẽ tập trung phân tích sâu hơn về thị trường hàng không.



1.    Tình hình và xu hướng chung. 3
1.1.    Lợi thế và yêu cầu đối với logistics chặng cuối 3
1.2.    Các mô hình liên doanh logistics xuyên biên giới tại Đông Nam Á: 4
2.    Thị trường logistics Singapore. 6
2.1.    Hoạt động vận tải và cảng biển. 6
2.2.    Singapore phát triển “smart logistics”- logistics thông minh. 10
3.    Thị trường logistics Malaysia: 12
3.1.    Ứng dụng công nghệ giúp trong logistics thúc đẩy giao thương giữa Malaysia và Thái Lan. 12
3.2.    Malaysia đẩy mạnh hoạt động logistics tại khu Khu Công nghiệp Tự do Bayan Lepas. 13
4.    Thị trường logistics Thái Lan: 14
4.1.    Vận chuyển hàng hóa của Thái Lan dự báo sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2018. 14
4.2.    Thị trường hàng không Thái Lan. 15
5.    Thị trường logistics Philipinnes. 17
5.1.    Thị trường hàng không Philipinnes: 17

NỘI DUNG BÁO CÁO

NỘI DUNG BÁO CÁO
Bên cạnh những thông tin cơ bản về thị trường logistics khu vực và các nước thành viên, báo cáo kỳ này sẽ tập trung phân tích sâu hơn về thị trường hàng không.
  1. Tình hình và xu hướng chung
Thị trường ASEAN đang nổi lên như một trung tâm tăng trưởng, được hỗ trợ bởi sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu với thu nhập và thói quen tiêu dùng trực tuyến. Dân số trung lưu của châu Á chiếm khoảng 30% tầng lớp trung lưu toàn cầu và dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 50% vào năm 2020. Trong bối cảnh đó, thị trường Đông Nam Á có nhiều cơ hội của không chỉ một trung tâm sản xuất và còn là trung tâm dịch vụ, với hoạt động du lịch nở rộ và những dự án lớn trong khuôn khổ chiến lược Vành Đài- Con đường do Trung Quốc đề xuất.

Trao đổi thương mại, đầu tư và du lịch dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường Đông Nam Á đạt mức tiêu thụ vào khoảng 2 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2020.

Để khai thác sự tăng trưởng nhanh chóng này, các nhà sản xuất, thương hiệu và nhà bán lẻ liên tục phải đổi mới chuỗi cung ứng và mạng lưới logistics để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

1.1. Lợi thế và yêu cầu đối với logistics chặng cuối
Sự phát triển nhanh chóng của tiêu dùng và các giao dịch thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang đặt ra những yêu cầu mới cho dịch vụ 3PL chuyên nghiệp. Mặc dù thị trường bán lẻ B2C của ASEAN vẫn đang ở giai đoạn “non trẻ” so với Nhật Bản và Trung Quốc và khu vực thương mại điện tử vẫn còn nhiều tiềm  năng chưa được khai thác nhưng áp lực cạnh tranh trên thị trường này sẽ rất lớn và lợi thế sẽ thuộc nhiều về những nhà kinh doanh có khả năng kiểm soát “logistics chặng cuối”.

Với sự phát triển của internet và điện thoại thông minh và chi tiêu trực tuyến cao hơn, quy mô thị trường giao hàng chặng cuối của ASEAN sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm là 23% vào năm 2020. Việt Nam và Philippines sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm tới trong ASEAN.

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng đầu thế giới đã mở rộng ở Đông Nam Á trong những năm gần đây nhằm tiếp cận thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh của khu vực. Các nhà cung cấp dịch vụ tích hợp toàn cầu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty châu Á đã có chỗ đứng vững chắc ở ASEAN, đáng chú ý nhất là SingPost, LBC Express, GD Express và Pos Malaysia.

Cơ hội doanh thu cho các công ty chuyển phát nhanh sẽ tăng gấp đôi lên 7,54 tỷ đô la vào năm 2020, từ mức 3,69 tỷ đô la hiện tại năm 2015 — tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 15% trong giai đoạn 2015-2020.

Nhu cầu thương mại điện tử tăng ở châu Á không chỉ thúc đẩy vận chuyển bưu kiện, giao hàng chặng cuối đối với nhóm hàng tiêu dùng, hóa mỹ phẩm…mà còn sẽ kéo theo  sự tăng trưởng của phân khúc vận chuyển hàng hóa nặng, ví dụ, các bộ phận cho máy móc, thiết bị, điện thoại di động… được vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc để lắp ráp, sau đó vận chuyển bằng đường hàng không hoặc xe tải đến nơi tiêu thụ cuối cùng (giao hàng chặng cuối).

1.2. Các mô hình liên doanh logistics xuyên biên giới tại Đông Nam Á:

Đông Nam Á là một khu vực thị trưởng rất sôi động cho cho mô hình liên doanh logistsics xuyên biên giới. AirAsia và Jetstar một ví dụ, với sự khởi đầu của liên doanh trong phân khúc hàng không giá rẻ tại nhiều thị trường Đông Nam Á cách đây hơn 10 năm.

Để xem chi tiết nội dung báo cáo, vui lòng TẢI BÁO CÁO

VITIC
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 14
Số người truy cập: 4.723.248
Chung nhan Tin Nhiem Mang