Báo cáo thị trường logistics EU: số tháng 4/2018
12/05/2018 21:06
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÁO CÁO GỒM:
MỤC LỤC
1. Tình hình chung. 2
2. Hoạt động vận tải 4
2.1. Tình hình vận tải nói chung: 4
2.2. Vận chuyển đường sắt: 4
2.3. Vận chuyển đường bộ. 5
2.4. Vận chuyển đường biển và container 6
2.5. Vận chuyển hàng không dân dụng: 8
3. Dịch vụ kho bãi 9
4. Các hoạt động khác: 12
4.1. Cảng biển. 12
4.2. Giao nhận. 15
4.3. Blockchain. 16
1. Tình hình chung:
Thị trường logistics EU được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình gần 5% năm trong giai đoạn 2017-2021 và dự báo sẽ có nhiều thay đổi lớn trong thời gian tới do những đòi hỏi về sự đổi mới, cải tổ, trước áp lực của những xu hướng sau đây:
MỤC LỤC
1. Tình hình chung. 2
2. Hoạt động vận tải 4
2.1. Tình hình vận tải nói chung: 4
2.2. Vận chuyển đường sắt: 4
2.3. Vận chuyển đường bộ. 5
2.4. Vận chuyển đường biển và container 6
2.5. Vận chuyển hàng không dân dụng: 8
3. Dịch vụ kho bãi 9
4. Các hoạt động khác: 12
4.1. Cảng biển. 12
4.2. Giao nhận. 15
4.3. Blockchain. 16
1. Tình hình chung:
Thị trường logistics EU được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình gần 5% năm trong giai đoạn 2017-2021 và dự báo sẽ có nhiều thay đổi lớn trong thời gian tới do những đòi hỏi về sự đổi mới, cải tổ, trước áp lực của những xu hướng sau đây:
- Áp lực cạnh tranh từ các cường quốc lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập vị thế quan trọng của mình trên các tuyến vận tải quốc tế, trong đó có việc thâm nhập và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ ở ngay thị trường EU;
- Tác động của những thay đổi về công nghệ trên thị trường logistics;
- Áp lực tiên phong trong lĩnh vực logistics xanh (logistics bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu trong bối cảnh OPEC và Nga vẫn tiếp tục giữ quan điểm hạn chế lượng khai thác để giữ giá dầu) và xu hướng phát triển của blockchain.
- Áp lực trên thị trường lao động và tiền lương (gần đây là đình công của các nhân viên ngành hàng không, ngành đường sắt và tàu điện ngầm) làm gián đoạn hoạt động vận chuyển và tạo áp lực tăng chi phí.
- Hàng rào kỹ thuật lớn từ các nước đối tác, ngay như Trung Quốc- một thị trường rộng lớn và dễ tính trước đây hiện đang thắt chặt quy định về môi trường, vệ sinh đối với các tàu và container cập cảng vào Trung Quốc.
- Sự xuống cấp của các cơ sở hạ tầng giao thông tại EU do phần lớn được xây dựng sớm nhất trên thế giới;
- Brexit và các hệ lụy lớn về vận tải xuyên biên giới, dịch vụ hải quan, kiểm soát hàng hóa, chi phí phát sinh do gián đoạn về IT, về chứng nhận, về lưu kho…
- Các vấn đề địa chính trị tiếp tục ảnh hưởng lớn đến các tuyến vận chuyển, ví dụ việc Mỹ và các nước đồng minh không kích Syria đã khiến các hãng hàng không tại EU phải điều chỉnh lộ trình nhiều chuyến bay…
Ủy ban châu Âu đang dự thảo kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông lên tới 42 tỷ Euro và đầu tư cho vận tải lên tới 30,6 tỷ Euro đến năm 2021. Các đề xuất sẽ được hoàn thành trong những tháng tới do Chủ tịch Ủy ban Jean-Claude Juncker muốn đạt được thỏa thuận trước cuộc bầu cử Ủy ban châu Âu vào mùa xuân năm 2019.
Để đơn giản hóa cấu trúc đầu tư hiện tại, Ủy ban đề xuất giảm số lượng các chương trình riêng biệt bằng hơn một phần ba và 'tinh giản hợp lý hóa' việc sử dụng các công cụ tài chính.
Các khoản đầu tư cho ngành vận tải sẽ được thực hiện thông qua cơ quan Connecting Europe Facility, với tổng ngân sách 42 tỷ euro để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên biên giới trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng và kỹ thuật số.
Những quyết tâm của EU được thúc đẩy một phần bởi việc Trung Quốc đang đầu tư đáng kể vào năng lực vận chuyển và các cơ sở bến cảng, kho bãi và các tuyến vận chuyển ngoài Trung Quốc. Đây là một phần của chiến lược Vành đai- Con đường cũng như ý tưởng phát triển các ngành kinh tế hùng mạnh trong từng lĩnh vực kinh tế có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Ngành vận tải rõ ràng là một trong số những ngành Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng trên phạm vi thế giới.
Trước thực tế rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm năng mạnh mẽ trong việc tăng tầm ảnh hưởng không chỉ ở các thị trường mới nổi mà ngay cả những thị trường truyền thống của EU, cho dù chính thức hay không chính thức hoặc thông qua quyền sở hữu trực tiếp hay không, Ủy ban châu Âu đã đưa ra Dự thảo Quy chế giám sát và kiểm soát các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics từ Trung Quốc. Đây cũng là yêu cầu của chính phủ Ý, Pháp và Đức.
Dự thảo Quy chế hiện đang được kiểm tra bởi hai cơ quan của nhà lập pháp EU là Hội đồng và Nghị viện châu Âu. Hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa Ủy ban và các quốc gia thành viên về phạm vi quyền hạn kiểm soát nên được trao cho EU hoặc nên duy trì ở cấp nhà nước thành viên. Bởi vì trong khi các nước thành viên lớn muốn kiểm soát hoạt động đầu tư này, các nước thành viên nhỏ hơn, muốn khuyến khích thu hút đầu tư từ Trung Quốc, lo ngại rằng những khoản đầu tư này có thể bị chặn, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ.'
2. Hoạt động vận tải:
Vui lòng tải báo cáo đầy đủ tại đây: Tải báo cáo
Để đơn giản hóa cấu trúc đầu tư hiện tại, Ủy ban đề xuất giảm số lượng các chương trình riêng biệt bằng hơn một phần ba và 'tinh giản hợp lý hóa' việc sử dụng các công cụ tài chính.
Các khoản đầu tư cho ngành vận tải sẽ được thực hiện thông qua cơ quan Connecting Europe Facility, với tổng ngân sách 42 tỷ euro để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên biên giới trong các lĩnh vực giao thông, năng lượng và kỹ thuật số.
Những quyết tâm của EU được thúc đẩy một phần bởi việc Trung Quốc đang đầu tư đáng kể vào năng lực vận chuyển và các cơ sở bến cảng, kho bãi và các tuyến vận chuyển ngoài Trung Quốc. Đây là một phần của chiến lược Vành đai- Con đường cũng như ý tưởng phát triển các ngành kinh tế hùng mạnh trong từng lĩnh vực kinh tế có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Ngành vận tải rõ ràng là một trong số những ngành Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng trên phạm vi thế giới.
Trước thực tế rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có tiềm năng mạnh mẽ trong việc tăng tầm ảnh hưởng không chỉ ở các thị trường mới nổi mà ngay cả những thị trường truyền thống của EU, cho dù chính thức hay không chính thức hoặc thông qua quyền sở hữu trực tiếp hay không, Ủy ban châu Âu đã đưa ra Dự thảo Quy chế giám sát và kiểm soát các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics từ Trung Quốc. Đây cũng là yêu cầu của chính phủ Ý, Pháp và Đức.
Dự thảo Quy chế hiện đang được kiểm tra bởi hai cơ quan của nhà lập pháp EU là Hội đồng và Nghị viện châu Âu. Hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa Ủy ban và các quốc gia thành viên về phạm vi quyền hạn kiểm soát nên được trao cho EU hoặc nên duy trì ở cấp nhà nước thành viên. Bởi vì trong khi các nước thành viên lớn muốn kiểm soát hoạt động đầu tư này, các nước thành viên nhỏ hơn, muốn khuyến khích thu hút đầu tư từ Trung Quốc, lo ngại rằng những khoản đầu tư này có thể bị chặn, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ.'
2. Hoạt động vận tải:
Vui lòng tải báo cáo đầy đủ tại đây: Tải báo cáo