Đang Tải Dữ Liệu....
Chủ nhật, ngày 6 tháng 10 năm 2024
Vietnamese English

Báo cáo phân tích thị trường logistics ASEAN: số tháng 4/2018

04/05/2018 16:39
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÁO CÁO

MỤC LỤC

1.   Tình hình chung. 2
2.   Thị trường logistics Singapore. 4
2.1.    Hoạt động vận tải và cảng biển. 4
2.2.    Thực trạng logistics đô thị Singapore đối với ngành bán lẻ. 6
2.3.    Singapore đã thông qua đạo luật quy định việc xây dựng, bảo trì, vận hành và điều tiết đường sắt xuyên biên giới giữa Singapore và Malaysia. 7
3.   Thị trường logistics Malaysia: 9
3.1.    Malaysia đẩy mạnh triển khai Kế hoạch tổng thể về Logistics và Thương mại 2015-2020. 9
3.2.    Malaysia tăng cường áp dụng công nghệ mới để hiện đại hóa ngành logistics 10
3.3.    Malaysia đẩy mạnh hoạt động logistics tại khu Khu Công nghiệp Tự do Bayan Lepas 12
4.   Thị trường logistics Thái Lan: 13
4.1.    Hoạt động logistics trong tháng. 13
4.2.    Thái Lan sửa đổi đạo luật tàu biển. 14
4.3.    Dự kiến thành lập trung tâm logistics của Alibaba tại Chachoengsao, Thái Lan. 15
5.   Thị trường logistics Myanmar. 15
5.1.    Myanmar xây dựng kế hoạch tổng thể ngành logistics quốc gia  15
5.2.    Myanmar và Thái Lan sẽ sớm ký biên bản ghi nhớ (MoU) để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới 17
 
NỘI DUNG BÁO CÁO






1. Tình hình chung:

Theo đánh giá của nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường trên thế giới, trong vòng 10 năm nữa, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ​​sẽ là điểm đến tiếp theo cho các công ty toàn cầu (có khả năng thay thế Trung Quốc), nhờ sự thuận lợi về mặt địa lý (cả đường bộ và đường biển), chi phí sản xuất kinh doanh hấp dẫn và thị trường tiêu dùng lớn. Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam (các nước CLMV của Tiểu vùng Mêkông mở rộng) đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp khu vực trở thành một trung tâm hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Cơ sở hạ tầng giao thông và di chuyển tích hợp trong khu vực mang đến một chiều hướng mới cho sự phát triển của kinh tế ASEAN nói chung và hoạt động logistics nói riêng.

Các hoạt động thương mại và logistics dự kiến ​​sẽ đạt được những bước tiến lớn nhất là với sự hỗ trợ của các chính phủ. Thị trường logistics rộng mở với tốc độ đô thị hoá trong ASEAN tăng nhanh, môi trường công nghệ và kỹ thuật số, thúc đẩy việc áp dụng mô hình kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp trong ngành, khuyến khích sự tích hợp của cả các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế.

Đông Nam Á có hơn 370 triệu người dùng internet tính đến tháng 1 năm 2018, theo báo cáo “Digital in 2018 in Southeast Asia” gần đây của We Are Social và Hootsuite. Với phần lớn người dùng internet trực tuyến với thiết bị di động của cũng như dân số tầng lớp trung lưu ngày càng mong muốn mua sắm và chi tiêu trực tuyến, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực sinh lợi hấp dẫn cho các công ty thương mại điện tử toàn cầu.

Việc xây dựng kế hoạch tổng thể logistics ở các nước ASEAN đang trở thành một yêu cầu quan trọng cho các sáng kiến ​​của các nước để tạo điều kiện cho Kế hoạch vận tải chiến lược ở cấp khu vực như một phần của hội nhập kinh tế ASEAN và sự vận hành của AEC. Kế hoạch vận chuyển và các khuôn khổ tăng cường sự phát triển của logistsics xuyên biên giới, cho phép kết nối liền mạch và tạo ra các cơ hội cho giao thương hàng hóa, góp phần thuận lợi hóa thương mại cho các bên liên quan.

Quá trình này sẽ được trợ lực bởi các giải pháp công nghệ như thương mại điện tử và nền tảng logistics dựa trên ứng dụng điện tử, dẫn đầu các hoạt động chuỗi cung ứng từ sản xuất đến lưu kho và vận chuyển hàng hóa.
Blockchain là một xu hướng toàn cầu đã ảnh hưởng đến quản lý chuỗi cung ứng của ASEAN. Sự gia tăng của blockchain trong ASEAN dự kiến ​​sẽ tạo thuận lợi cho quản lý logistsics và thúc đẩy tăng trưởng thương mại cùng với sự hỗ trợ của việc áp dụng nhanh chóng công nghệ kỹ thuật số bởi các bên liên quan trong khu vực. Ngành logistics trong ASEAN được dự báo sẽ năng động hơn với các giải pháp hiệu quả về chi phí và thời gian.

2. Thị trường logistics Singapore

2.1. Hoạt động vận tải và cảng biển


Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hàng hải và Cảng biển quốc gia Singapore, trong quí 1/2018, có tổng cộng 36.318 tàu biển cập cảng Singapore, tăng 4% so với quí 1/2017 và đạt tổng trọng tải là 712 triệu tấn.

Số lượng tàu đăng ký của Singapore là 13.742 chiếc, chiếm 37,8% tổng lượng tàu cập cảng và chiếm 38% trọng tải.

Xem tiếp báo cáo, vui lòng click vào đây: Tải báo cáo

 
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 39
Số người truy cập: 5.521.018
Chung nhan Tin Nhiem Mang