Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 4/2021 (miễn phí)
08/05/2021 12:24
Nhật Bản
- Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng tình trạng khẩn cấp tại Tokyo, Osaka, Kyoto và Hyogo (đến ngày 11/5/2021).
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giúp GDP của Nhật Bản tăng thêm khoảng 15.000 tỷ Yên/năm (140 tỷ USD) và sẽ giúp tạo ra khoảng 570.000 việc làm.
- Thị trường bất động sản logistics được dự báo tăng trưởng tốt tại Fukuoka Greater
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa Nhật Bản và Bắc Mỹ gia tăng, tiêu biểu như phụ tùng ô tô từ Nhật Bản và hàng hóa dễ hỏng, dễ đổ vỡ từ Bắc Mỹ.
- Lượng hàng container vận chuyển đường biển từ Nhật Bản đến Trung Quốc sụt giảm, trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng.
- Các nhà sản xuất động cơ Nhật Bản đã hợp tác để cố gắng phát triển động cơ hàng hải hydro cho các tàu lớn ven biển và viễn dương vào khoảng năm 2025, như một phần trong nỗ lực giúp các nhà mày đóng tàu của nước này phát triển nhanh các tàu chạy bằng nhiên liệu hydro.
Hàn Quốc
- Chỉ số Khảo sát Kinh doanh (BSI) về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc đã tăng lên 96 vào tháng 4 năm 2021 từ 89 trong tháng trước, phản ánh sự cải thiện trong môi trường kinh doanh và triển vọng tương lai. Trong khi đó, chỉ số đo lường triển vọng tháng 5/2021 tăng 7 điểm lên 98. Trong lĩnh vực phi sản xuất, BSI về điều kiện kinh doanh đạt 82, tăng 5 điểm so với tháng trước, trong khi triển vọng tháng 5/2021 tăng 4 điểm.
- Xuất khẩu từ Hàn Quốc vào tháng 4 năm 2021 tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 51,19 tỷ USD. Như vậy đây là tháng thứ sáu lượng hàng xuất tăng liên tiếp, đồng thời với tốc độ tăng cao nhất kể từ tháng 1 năm 2011. Nguyên nhân được cho là nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Hàn Quốc đăng tăng mạnh trở lại.
- Việc tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản tại Hàn Quốc do tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế đã lắng xuống, giúp nhập khẩu bia và các mặt hàng khác từ Nhật Bản tăng lên. Do xu hướng như vậy, các chuyến hàng từ Nhật Bản đến Hàn Quốc đã tăng nhanh chóng, giúp hoạt động thương mại của nước này với Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ nghiêm trọng như đã thấy trong năm 2020.
- GEODIS đầu tư vào một cơ sở logistics mới gần Seoul, Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các dịch vụ chuỗi cung ứng.
- Hàn Quốc đặt mục tiêu cắt giảm khoảng 30% lượng khí thải carbon từ giao thông đường sắt bằng cách thay thế tất cả các đầu máy xe lửa chở khách bằng động cơ diesel bằng một thế hệ tàu hỏa cao tốc mới vào năm 2029.
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
- Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng tình trạng khẩn cấp tại Tokyo, Osaka, Kyoto và Hyogo (đến ngày 11/5/2021).
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giúp GDP của Nhật Bản tăng thêm khoảng 15.000 tỷ Yên/năm (140 tỷ USD) và sẽ giúp tạo ra khoảng 570.000 việc làm.
- Thị trường bất động sản logistics được dự báo tăng trưởng tốt tại Fukuoka Greater
- Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa Nhật Bản và Bắc Mỹ gia tăng, tiêu biểu như phụ tùng ô tô từ Nhật Bản và hàng hóa dễ hỏng, dễ đổ vỡ từ Bắc Mỹ.
- Lượng hàng container vận chuyển đường biển từ Nhật Bản đến Trung Quốc sụt giảm, trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng.
- Các nhà sản xuất động cơ Nhật Bản đã hợp tác để cố gắng phát triển động cơ hàng hải hydro cho các tàu lớn ven biển và viễn dương vào khoảng năm 2025, như một phần trong nỗ lực giúp các nhà mày đóng tàu của nước này phát triển nhanh các tàu chạy bằng nhiên liệu hydro.
Hàn Quốc
- Chỉ số Khảo sát Kinh doanh (BSI) về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất ở Hàn Quốc đã tăng lên 96 vào tháng 4 năm 2021 từ 89 trong tháng trước, phản ánh sự cải thiện trong môi trường kinh doanh và triển vọng tương lai. Trong khi đó, chỉ số đo lường triển vọng tháng 5/2021 tăng 7 điểm lên 98. Trong lĩnh vực phi sản xuất, BSI về điều kiện kinh doanh đạt 82, tăng 5 điểm so với tháng trước, trong khi triển vọng tháng 5/2021 tăng 4 điểm.
- Xuất khẩu từ Hàn Quốc vào tháng 4 năm 2021 tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 51,19 tỷ USD. Như vậy đây là tháng thứ sáu lượng hàng xuất tăng liên tiếp, đồng thời với tốc độ tăng cao nhất kể từ tháng 1 năm 2011. Nguyên nhân được cho là nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Hàn Quốc đăng tăng mạnh trở lại.
- Việc tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản tại Hàn Quốc do tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế đã lắng xuống, giúp nhập khẩu bia và các mặt hàng khác từ Nhật Bản tăng lên. Do xu hướng như vậy, các chuyến hàng từ Nhật Bản đến Hàn Quốc đã tăng nhanh chóng, giúp hoạt động thương mại của nước này với Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ nghiêm trọng như đã thấy trong năm 2020.
- GEODIS đầu tư vào một cơ sở logistics mới gần Seoul, Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu gia tăng về các dịch vụ chuỗi cung ứng.
- Hàn Quốc đặt mục tiêu cắt giảm khoảng 30% lượng khí thải carbon từ giao thông đường sắt bằng cách thay thế tất cả các đầu máy xe lửa chở khách bằng động cơ diesel bằng một thế hệ tàu hỏa cao tốc mới vào năm 2029.
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí