Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ bảy, ngày 11 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 4/2022 (miễn phí)

08/05/2022 15:45
Nhật Bản
    Sản xuất và lưu thông hàng hóa tại Nhật Bản phục hồi trong tháng 4/2022 so với một tháng trước đó, trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 giảm và các hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Đây đã là tháng thứ 15 liên tiếp hoạt động của các nhà máy tăng trưởng, tạo thêm nhu cầu cho các dịch vụ vận chuyển và kho bãi. 
    Bán lẻ tăng nhanh nhất kể từ tháng 01/2022, trong đó có cả bán lẻ thương mại điện tử; nhưng theo các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, điều này một phần vì tâm lý các nhà phân phối muốn tranh thủ dự trữ hàng đề phòng các gián đoạn chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
    Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê quốc gia Nhật Bản chỉ số phụ về vận tải trong CPI của nước này đã tăng lên mức 92,7 vào tháng 02/2022 và tiếp tục tăng lên mức 93,2 vào tháng 3/2022 do giá nhiên liệu tăng.
    Theo công ty nghiên cứu thị trường Descartes Datamynes, xuất khẩu hàng đóng container từ Nhật Bản sang Mỹ đạt 58.408 TEU trong tháng 3/2022 (dựa trên khối lượng tại các cảng đến), tăng 1,2% so với cùng tháng năm 2021. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu hàng container sang Hoa Kỳ tăng so với cùng kỳ năm 2021. 
    Các hãng hàng không giá rẻ của Nhật Bản đang nỗ lực phát vận chuyển hàng hóa thông qua nhiều các sáng kiến mới bao gồm cả hỗ trợ vận chuyển cá tươi đến các nước trong khu vực. Kinh nghiệm của Nhật Bản có thể tham khảo chi tiết trong Báo cáo. 
    Nhật Bản là một trong những quốc gia có ngành hàng hải mạnh trên thế giới ngày nay. Tuy dân số già và điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng nước này đã tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực của mình để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, như ô tô và điện tử. Nhật Bản cũng có ngành cảng biển phát triển với nhiều đổi mới công nghệ. Nhật Bản có hơn 300 cảng lớn nhỏ góp phần thúc đẩy giao thương. 
    Hiệp hội Trọng tài Thương mại Nhật Bản (JCAA) bắt đầu chấp nhận đơn đăng ký phát hành Sổ tạm quản (ATA carnet) từ ngày 2 tháng 5 năm 2022 cho các mặt hàng đến Việt Nam. ATA carnet sẽ được phát hành dành riêng cho hàng hóa được sử dụng tại các cuộc triển lãm, hội chợ và hội họp đã thông quan dưới dạng sản phẩm thương mại và hàng xách tay. 

Hàn Quốc
    Theo dữ liệu do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc công bố, xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 14 tháng vào tháng 4/2022, với thâm hụt thương mại gia tăng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn ở Trung Quốc, trong khi đó, nhập khẩu tăng vì giá năng lượng và nguyên liệu thô.
    Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ tại các thành phố lớn vào tháng 4/2022 để ngăn đà tăng các ca nhiễm coronavirus Omicron theo chính sách "Không COVID-19".
    Theo số liệu thống kê của Hội đồng vận tải biển Hoàng Hải (YSLSC), thương mại container giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã giảm tốc trong quý đầu tiên của năm 2022. Tổng cộng 800.460 TEU đã được di chuyển trên tuyến trong 3 tháng đầu năm 2022, giảm 1,84% so với cùng kỳ năm 2021. Các yếu tố chính tác động đến sự giảm tốc này gồm có: kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và tiếp ngay sau đó là dịch bệnh bùng phát khiến Trung Quốc phải phong Thượng Hải vào tháng 3/2022. 
    Đang trên đường phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại và bền vững, Hàn Quốc là một điển hình cho các quốc gia có sự tương trợ tốt cho nhau giữa hệ thống hạ tầng logistics, đặc biệt là mạng lưới cảng biển và các ngành công nghiệp. Đối diện với Biển Hoàng Hải và Biển Nhật Bản ở biên giới phía tây và phía đông, Hàn Quốc có các cảng và bến cảng lớn nhất thế giới được trang bị công nghệ hàng hải tiên tiến nhất, góp phần thúc đẩy giao thương và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn của nước này.
    Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air Lines Co. đã báo cáo doanh thu sơ bộ gần như trở lại mức trước Covid-19 nhờ tăng trưởng tốt ở phân khúc hàng hóa.

1. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, cửa khẩu
1.4. Các hoạt động logistics khác
2. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.2.1. Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc
2.2.2. Vận tải đường biển
2.2.3. Vận tải đường hàng không
2.3. Ga, cảng, cửa khẩu
2.4. Các hoạt động logistics khác
  
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Chỉ số phụ về vận tải trong CPI hàng tháng của Nhật Bản 
Hình 2: Mô phỏng Mô hình Sanchoku: Logistics giao hàng trực tiếp tại Nhật Bản 
Hình 3: Chỉ số phụ vận tải trong CPI của Hàn Quốc qua các tháng 
Hình 4: Cảng Busan (Hàn Quốc) 
Hình 5: Cảng Incheon (Hàn Quốc) 
Hình 6: Cảng Donghae (Hàn Quốc) 
Hình 7: Cảng Masan (Hàn Quốc) 
Hình 8: Cảng Gunsan (Hàn Quốc) 


 
Để xem chi tiết vui lòng TẢI BÁO CÁO miễn phí
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 7
Số người truy cập: 6.324.903
Chung nhan Tin Nhiem Mang