Ngành logistics chuyển mình trong sáng kiến vành đai con đường
02/02/2018 17:16
Sáng kiến Một vành đai- Một Con đường được đánh giá là nhân tố đặc biệt quan trọng thúc đẩy các giao dịch mua sắm tài sản và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics đạt được một kỷ lục mới. Sự quan tâm của các quốc gia khác đối với chiến lược này đã tạo ra sức hấp dẫn cho các giao dịch và hoạt động M&A trong lĩnh vực logistics. Các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc được khích lệ và hỗ trợ để vươn xa hơn nữa về địa bàn kinh doanh và tầm kiểm soát các cửa ngõ logistics trên thế giới.
Một số giao dịch lớn đã giúp tăng gấp đôi giá trị giao dịch trong năm 2017 so với năm 2016. Theo Grisons Peak LLP, ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Luân Đôn, số tiền đầu tư cổ phần của các công ty Trung Quốc hoặc sáp nhập và mua lại vào các doanh nghiệp logistics đã đạt 32,2 tỷ đô la thông qua giữa tháng 12 năm 2017, tăng gấp đôi so với 12,9 tỷ đô la năm 2016. Tính đến hết năm 2017 đã có 16 giao dịch trong lĩnh vực logistics, so với 11 giao dịch vào năm 2016 và 6 giao dịch vào năm 2015.
Sự tăng trưởng nhanh có thể được giải thích bởi đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vào các cảng biển và trung tâm logistics, cả về vốn chủ sở hữu và nợ, đã vượt quá 20 tỷ USD trong năm qua. Thực tế cho thấy việc nắm quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng tại các cửa ngõ logistics sẽ tạo ra lợi thế rất lớn trong toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ logistics.
Vào giai đoạn khủng hoảng của ngành vận tải biển, trong khi nhiều hãng tàu siêu tải và các cảng biển lớn gặp khó, người nắm được sự chủ động thương mại và nguồn vốn tích lũy khổng lồ lại nắm giữ một quyền lực đặc biệt. Quyền lực mềm từ vận tải biển có thể nhìn thấy rõ nhất trong chiến lược :Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ” và “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, hợp thành chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tháng 10/2015, Trung Quốc đã giành quyền thuê 99 năm đối với cảng Darwin - một cảng biển lớn ở miền Bắc Australia, được mệnh danh là “cửa ngõ nối thông với châu Á”. Trung Quốc cũng đã mua quyền sử dụng cảng Piraeus lớn nhất Hy Lạp và tiếp tục vươn các cảng lớn tại Algeria, Australia, Canada, Pakistan…Dường như, những hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào ngành vận tải biển đang từng bước giúp Trung Quốc kiểm soát được các tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, tạo ra siêu lợi thế cạnh tranh về thương mại và vận tải cho hàng hóa Trung Quốc. Mặc dù mục đích chính của chiến lược này là nhằm ưu việt hóa tiến trình thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế với Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi cũng như các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhưng nó cũng làm dấy nên những lo ngại về các vấn đề địa chính trị trên biển.
Giao dịch lớn nhất trong 2017 là việc công ty logistics China Logicor của Trung Quốc mua lại công ty logistics Logicor của châu Âu với giá 13,8 tỷ USD từ Blackstone Group LP. Thỏa thuận này, được tiến hành bởi China Investment Corp (CIC) của Trung Quốc. Đây cũng thương vụ bất động sản lớn nhất châu Âu về giá trị giao dịch, đồng thời là giao dịch mua lại tài sản tại nước ngoài lớn thứ tư của Trung Quốc cho đến nay.
Tập đoàn Alibaba, thương hiệu thương mại điện tử của Trung Quốc, đã đầu tư 1 tỷ đô la vào tháng 6/2017 để tăng cổ phần của mình trong Tập đoàn bán lẻ trực tuyến Đông Nam Á Lazada, như một động thái để mở rộng hơn nữa dấu ấn toàn cầu của mình tại các thị trường nước ngoài. Ra mắt vào năm 2012, Lazada giúp hơn 135.000 với 3.000 thương hiệu phục vụ 560 triệu người tiêu dùng trong khu vực.
VITIC tổng hợp chinadaily.com.cn (China's logistics industry to continue booming in 2018: report)
Một số giao dịch lớn đã giúp tăng gấp đôi giá trị giao dịch trong năm 2017 so với năm 2016. Theo Grisons Peak LLP, ngân hàng đầu tư hàng đầu tại Luân Đôn, số tiền đầu tư cổ phần của các công ty Trung Quốc hoặc sáp nhập và mua lại vào các doanh nghiệp logistics đã đạt 32,2 tỷ đô la thông qua giữa tháng 12 năm 2017, tăng gấp đôi so với 12,9 tỷ đô la năm 2016. Tính đến hết năm 2017 đã có 16 giao dịch trong lĩnh vực logistics, so với 11 giao dịch vào năm 2016 và 6 giao dịch vào năm 2015.
Sự tăng trưởng nhanh có thể được giải thích bởi đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vào các cảng biển và trung tâm logistics, cả về vốn chủ sở hữu và nợ, đã vượt quá 20 tỷ USD trong năm qua. Thực tế cho thấy việc nắm quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng tại các cửa ngõ logistics sẽ tạo ra lợi thế rất lớn trong toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ logistics.
Vào giai đoạn khủng hoảng của ngành vận tải biển, trong khi nhiều hãng tàu siêu tải và các cảng biển lớn gặp khó, người nắm được sự chủ động thương mại và nguồn vốn tích lũy khổng lồ lại nắm giữ một quyền lực đặc biệt. Quyền lực mềm từ vận tải biển có thể nhìn thấy rõ nhất trong chiến lược :Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên bộ” và “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, hợp thành chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc. Tháng 10/2015, Trung Quốc đã giành quyền thuê 99 năm đối với cảng Darwin - một cảng biển lớn ở miền Bắc Australia, được mệnh danh là “cửa ngõ nối thông với châu Á”. Trung Quốc cũng đã mua quyền sử dụng cảng Piraeus lớn nhất Hy Lạp và tiếp tục vươn các cảng lớn tại Algeria, Australia, Canada, Pakistan…Dường như, những hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào ngành vận tải biển đang từng bước giúp Trung Quốc kiểm soát được các tuyến hàng hải quan trọng của thế giới, tạo ra siêu lợi thế cạnh tranh về thương mại và vận tải cho hàng hóa Trung Quốc. Mặc dù mục đích chính của chiến lược này là nhằm ưu việt hóa tiến trình thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế với Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi cũng như các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhưng nó cũng làm dấy nên những lo ngại về các vấn đề địa chính trị trên biển.
Giao dịch lớn nhất trong 2017 là việc công ty logistics China Logicor của Trung Quốc mua lại công ty logistics Logicor của châu Âu với giá 13,8 tỷ USD từ Blackstone Group LP. Thỏa thuận này, được tiến hành bởi China Investment Corp (CIC) của Trung Quốc. Đây cũng thương vụ bất động sản lớn nhất châu Âu về giá trị giao dịch, đồng thời là giao dịch mua lại tài sản tại nước ngoài lớn thứ tư của Trung Quốc cho đến nay.
Tập đoàn Alibaba, thương hiệu thương mại điện tử của Trung Quốc, đã đầu tư 1 tỷ đô la vào tháng 6/2017 để tăng cổ phần của mình trong Tập đoàn bán lẻ trực tuyến Đông Nam Á Lazada, như một động thái để mở rộng hơn nữa dấu ấn toàn cầu của mình tại các thị trường nước ngoài. Ra mắt vào năm 2012, Lazada giúp hơn 135.000 với 3.000 thương hiệu phục vụ 560 triệu người tiêu dùng trong khu vực.
VITIC tổng hợp chinadaily.com.cn (China's logistics industry to continue booming in 2018: report)