Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ sáu, ngày 24 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Ngành logistics Trung Quốc sẽ tiếp tục bùng nổ

30/01/2018 15:43
Sự phát triển của ngành sản xuất cao cấp và bùng nổ tiêu dùng sẽ thúc đẩy nhu cầu dịch vụ logistics tại Trung Quốc trong thời gian tới.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, năm 2017, ngành logistics của Trung Quốc tăng trưởng ổn định. Trong 11 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị của ngành đạt 229,9 nghìn tỷ NDT, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2016 và dự báo đạt 280 nghìn tỷ nhân dân tệ (43,5 nghìn tỷ USD) trong năm 2018, tăng 6,5% so với năm 2017.

Năm 2018, các cơ sở và thiết bị logistics sẽ được nâng cấp và đổi mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của lĩnh vực này. Dự kiến ​​tổng doanh thu của ngành sẽ đạt trên 9 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2018, trong khi tổng chi phí đạt khoảng 12 nghìn tỷ nhân dân tệ. Báo cáo cho biết đầu tư vào lĩnh vực vận tải, kho bãi và bưu chính sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 10% vào năm 2018.
 
Phát triển toàn diện: Từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu chất lượng
Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ cho ngành logistics với nhiều chính sách ưu đãi. Ding Junfa, cố vấn trưởng của Hiệp hội Logistics và Mua hàng Trung Quốc cho biết, một hướng dẫn về tái cơ cấu chuỗi cung ứng do Hội đồng Nhà nước ban hành vào tháng 10/2017 đã đánh dấu sự thay đổi trong ngành logistics của Trung Quốc từ mô hình định hướng tăng trưởng sang mô hình định hướng chất lượng.
Ông Ming Mingke, Phó hiệu trưởng Đại học Bắc Kinh Wuzi cho biết ngành logistics đã đạt được tiến bộ to lớn trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ thương mại điện tử, cơ sở hạ tầng ở nước ngoài, mạng lưới logistics, đổi mới công nghệ và hiệu quả.

Định hướng đổi mới
Ngành logistics đang trải qua một cuộc cách mạng, điều này đã ảnh hưởng sâu rộng đến quỹ đạo phát triển của ngành, do đó những ưu điểm của nền kinh tế chia sẻ “sharing economy”, “big data” và công nghệ định vị cần được áp dụng rộng rãi trong ngành”.
Sự phát triển của chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ có thể có lợi cho ngành logistics. Theo dự báo của Hiệp hội Logistics và Mua hàng Trung Quốc, trong thời gian tới ngành logistics nước này sẽ còn chứng kiến nhưng thay đổi lớn, buộc các tác nhân trong ngành phải liên tục đổi mới để bắt kịp xu hướng.

Các lĩnh vực quan trọng đáng được chú ý
Các công nghệ mới, cần được coi như động lực chính cho tái cấu trúc ngành logistics, và cần được phổ biến rộng rãi trong ngành. Theo nhận định của Cao Zhiqiang, một nhà phân tích thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, một nhiệm vụ cũng rất quan trọng trong phát triển bền vững ngành logistics, đó là bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung phát triển các vật liệu bao gói có thể tái chế.

Các giải pháp
Cải cách hành chính và các biện pháp tối ưu hoá dịch vụ cần được thực hiện để khuyến khích các nhà khai thác logistics. Các biện pháp bao gồm tối ưu hóa quản lý vận tải đường bộ, điều chỉnh việc thực thi pháp luật về vận chuyển hàng hóa đường cao tốc và cải thiện công tác đánh giá giấy phép vận chuyển hàng hoá và cơ chế kiểm tra các phương tiện vận chuyển.

Công tác lưu trữ hồ sơ và đăng ký các chi nhánh của các công ty hậu cần logistics và các điểm đầu cuối giao hàng cũng cần được đơn giản hóa, trong khi cải cách để giải phóng hàng hóa nên giảm thời gian chờ đợi lên một phần ba vào cuối năm.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng xác định cần hỗ trợ chính sách để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp. Hướng dẫn yêu cầu cải tiến các chính sách thuế và xác định một cách hợp lý về phí cho các phương tiện logistics được thực hiện. Ngoài ra, cần cải cách thuế giá trị gia tăng của phí đường cao tốc và loại bỏ các khoản phí không phù hợp.

Các mối liên kết yếu trong ngành logistics cũng cần được củng cố, để đảm bảo các nhu cầu của ngành logistics sẽ được tính đến khi ban hành các kế hoạch phát triển nông thôn và đô thị. Trung Quốc sẽ xây dựng một loạt các trung tâm logistics quốc gia có chức năng đa phương tiện và hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực, đồng thời tăng cường khả năng hội nhập và tích hợp giữa các cảng, đường sắt, đường cao tốc và đường thủy.

VITIC tổng hợp  và 
phân tích
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 30
Số người truy cập: 6.389.749
Chung nhan Tin Nhiem Mang