Báo cáo: Mối liên hệ giữa giao thương và luân chuyển hàng hóa trong khu vực
13/10/2017 21:08
(phân tích)
Bài viết này sẽ phân tích mối liên hệ giữa thương mại, tập quán giao thương và các vấn đề về luân chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy thương mại và vận chuyển hàng hóa.
I. Thương mại:
1. Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, với tốc độ tăng thương mại song phương bình quân đạt 12,3%/năm trong giai đoạn 1996-2006 và 8,1%/năm giai đoạn 2007-2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN tăng gấp 7 lần sau 20 năm trở thành viên của khối này. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 41,49 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thương mại Việt Nam - ASEAN năm 2016 chủ yếu sang 6 thị trường chiếm 96,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN.
Đối với các thị trường mà Việt Nam đang cần đẩy mạnh thu hút nguồn hàng vận chuyển qua Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia, tình hình cụ thể như sau:
+ Thái Lan: Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, thương mại song phương năm 2016 tăng 19 lần so với năm 1996 thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN. Cụ thể, trong năm 2016 thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan đạt 12,54 tỷ USD, chiếm 30,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,69 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2015 và tăng hơn 31 lần so với năm 1996; nhập khẩu năm 2016 đạt 8,85 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2015, và tăng 16,7 lần so với năm 1996. Thái Lan cũng là thị trường có thăng dư thương mại lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN, tới 5,16 tỷ USD, gấp 1,4 lần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. 9 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu sang Thái Lan đạt
+ Campuchia và Philippines, Lào và Myanmar là các thị trường đem lại thặng dư thương mại cho Việt Nam.
9 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Lào đạt 70,4 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch nhập khẩu từ Lào đạt 459,9 triệu USD, tăng 256,7% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: Đồ nhựa, sản phẩm nhựa; cà phê; cao su; chè; dây điện và dây cáp điện; dệt may; gỗ và sản phẩm từ gỗ; giầy dép; hải sản; máy tính và điện tử; rau hoa quả; gốm sứ và thủ công mỹ nghệ; túi xách va li ô dù; gạo. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia đạt 263,8 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016, nhập khẩu từ Campuchia đạt kim ngạch 463,8 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016.
+ Các khu vực Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào và Myanmar cần nhiều các sản phẩm dầu khí, sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phân bón. Đồng thời, các khu vực trên cần xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thổ sản, vật liệu, khai khoáng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điện tử, xuất qua khu vực miền Trung Việt Nam nếu chúng ta có thủ tục thông thoáng, chi phí thấp hơn đi qua khu vực cảng của Thái Lan. Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường liên kết phát triển công nghiệp ở khu vực này như tạo cơ hội giao thương, vận chuyển hàng hóa giữa các nước. Ví dụ: Denso sản xuất linh kiện ô tô, Minebea sản xuất động cơ, Nikon sản xuất Camera, Toyota Boshoku sản xuất vỏ ô tô, Tokai Kogyo (thiết bị nhựa), mỏ vàng Se pôn (cách Lao Bảo chỉ 80km).
2.Thương mại Việt Nam- Trung Quốc:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền ước đạt kim ngạch 3 tỷ USD, tăng 89,8% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: Gạo, cao su, hạt điều, rau hoa quả, hải sản, gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, cà phê, giầy dép, chè, đồ nhựa, sản phẩm nhựa, máy tính và điện tử, dệt may, dây điện và dây cáp điện, túi xách va li ô dù, gỗ, sản phẩm gỗ.
9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đất liền đạt kim ngạch 939,4 triệu USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong quý III/2017, nhập khẩu đạt kim ngạch 356,1 triệu USD, tăng 12,5% so với quý II/2017 và tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu gồm: Nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép, linh kiện phụ tùng ô tô, máy xây dựng, giấy và nguyên liệu giấy, hóa chất, rau hoa quả, phân bón, chất dẻo và sản phẩm chất dẻo, tân dược, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn nuôi, nhựa đường, xăng dầu, máy móc phụ tùng.
II. Luân chuyển hàng hóa:
1. Cơ hội, thuận lợi:
Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.
Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực ASEAN+3 do Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 được cải thiện cùng với tiến trình hồi phục thương mại và đầu tư toàn cầu. Tăng trưởng GDP năm 2017 của khu vực được dự báo ở mức 5,2% với lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh toàn cầu còn bất ổn.
Cầu nội địa của các nước ASEAN +3 sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng, trong khi xuất khẩu hồi phục gần đây cũng sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới. Các nền kinh tế khu vực sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hợp tác khu vực về thương mại và đầu tư.
ASEAN sẽ tiếp tục là đối tác thương mại hàng hóa lớn của Việt Nam. Thương mại nội khối hiện chỉ chiếm 24% kim ngạch thương mại của các nước ASEAN do đó còn tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Để hướng tới một ASEAN đồng nhất trong logistics, các nước sẽ hợp tác để nâng cấp hệ thống đường cao tốc ASEAN và nâng cấp các hành lang vận tải, dự án kết nối đường sắt Singapore-Côn Minh, việc thành lập hành lang khổ rộng ASEAN, xây dựng và vận hành các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong các khu vực ưu tiên, áp dụng các hệ thống một cửa, và nới lỏng các quy định cho công dân các nước ASEAN.
Hiện ngành hải quan ASEAN đang thí điểm dịch vụ quá cảnh tại các nước ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Singapore, cuối năm 2017 sẽ tiếp tục thí điểm tại Việt Nam. Qua đó, cho phép các cơ quản quản lý, các đơn vị kinh doanh thống nhất về quy trình với hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics của Việt Nam.
Trên hành lang phía Nam, Việt Nam và Campuchia đã thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ song phương từ năm 2009; Campuchia và Thái Lan đã thực hiện trao đổi quyền vận tải giữa Phnom Penh và Bangkok vào năm 2013. Tuy nhiên, trên tuyến này phương tiện từ Thái Lan vẫn chưa đi tới Việt Nam và ngược lại, cho thấy một khi được khai thông, dư địa thu hút nguồn hàng từ Campuchia và Thái Lan qua Việt Nam và đi các nước khác là rất lớn.
Chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và cơ hội cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, trong giai đoạn 2016–2030, các nước Đông Nam Á sẽ cần 2.759 tỷ USD, tương đương 5% GDP, cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư của Trung Quốc vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng có thể hữu ích đối với sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) do kết nối cơ sở hạ tầng là một thành phần chủ chốt của dự án này. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, bao gồm các hệ thống đường cao tốc, sân bay, cảng biển, và đường sắt, cũng sẽ tạo điều kiện cho thương mại và du lịch nội khối ASEAN.
Sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế: ADB sẵn sàng hỗ trợ để các nước ở Tiểu vùng sông Mê Kong (GMS) đạt được những bước tiến mới trong tiến trình triển khai thực hiện Hiệp định GMS-CBTA về tạo thuận lợi vận chuyển qua biên giới, thủ tục tại cửa khẩu, quyền giao thông, hạ tầng, logistics. Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017 cũng duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD nhằm cải thiện hệ thống giao thông một số thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và khoản tín dụng còn lại trị giá hơn 78 triệu USD được WB cấp thêm cho dự án phát triển giao thông Vùng đồng bằng Bắc bộ để xây dựng một con kênh mới nối sông Đáy với sông Ninh Cơ, cải thiện vận chuyển hàng qua cảng Ninh Phúc (Ninh Bình)
2. Thách thức:
Cạnh tranh từ các nước láng giềng ngày càng gay gắt. Ví dụ, Thái Lan đề ra khẩu hiệu “GMS là thị trường nội địa của chúng ta” với chính sách thông thoáng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng nhằm thu hút hàng hóa trong tiểu vùng, nhất là của Lào, quá cảnh qua Thái Lan.
Hoạt động giao thương và vận tải hai chiều chưa phát triển, làm tăng chi phí logistics.
Tác động từ biến đổi khí hậu (thiên tai, bão lũ ở khu vực ngày càng phức tạp)
III. Đề xuất:
Từ các phân tích về thực trạng, triển vọng, thách thức nêu trên có thể thấy việc đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước và ngược lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Để nắm bắt được cơ hội và không bị tụt hậu trong sự đi lên nói chung của lĩnh vực logistics trong khu vực đặt ra yêu cầu cho lĩnh vực logistics của Việt Nam về việc tận dụng các thế mạnh về địa lý và các thỏa thuận hợp tác quốc tế đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế lớn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, hành lang pháp lý, hợp tác quốc tế...để thu hút nguồn hàng từ các nước, tạo thêm doanh thu và thị phần cho hoạt động logistics của Việt Nam.
VITIC tổng hợp và phân tích
I. Thương mại:
1. Thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, với tốc độ tăng thương mại song phương bình quân đạt 12,3%/năm trong giai đoạn 1996-2006 và 8,1%/năm giai đoạn 2007-2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN tăng gấp 7 lần sau 20 năm trở thành viên của khối này. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 41,49 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thương mại Việt Nam - ASEAN năm 2016 chủ yếu sang 6 thị trường chiếm 96,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN.
Đối với các thị trường mà Việt Nam đang cần đẩy mạnh thu hút nguồn hàng vận chuyển qua Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia, tình hình cụ thể như sau:
+ Thái Lan: Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, thương mại song phương năm 2016 tăng 19 lần so với năm 1996 thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN. Cụ thể, trong năm 2016 thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan đạt 12,54 tỷ USD, chiếm 30,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,69 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2015 và tăng hơn 31 lần so với năm 1996; nhập khẩu năm 2016 đạt 8,85 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2015, và tăng 16,7 lần so với năm 1996. Thái Lan cũng là thị trường có thăng dư thương mại lớn nhất với Việt Nam trong khối ASEAN, tới 5,16 tỷ USD, gấp 1,4 lần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. 9 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu sang Thái Lan đạt
+ Campuchia và Philippines, Lào và Myanmar là các thị trường đem lại thặng dư thương mại cho Việt Nam.
9 tháng đầu năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Lào đạt 70,4 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm 2016, kim ngạch nhập khẩu từ Lào đạt 459,9 triệu USD, tăng 256,7% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: Đồ nhựa, sản phẩm nhựa; cà phê; cao su; chè; dây điện và dây cáp điện; dệt may; gỗ và sản phẩm từ gỗ; giầy dép; hải sản; máy tính và điện tử; rau hoa quả; gốm sứ và thủ công mỹ nghệ; túi xách va li ô dù; gạo. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia đạt 263,8 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016, nhập khẩu từ Campuchia đạt kim ngạch 463,8 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2016.
+ Các khu vực Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào và Myanmar cần nhiều các sản phẩm dầu khí, sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phân bón. Đồng thời, các khu vực trên cần xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thổ sản, vật liệu, khai khoáng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, điện tử, xuất qua khu vực miền Trung Việt Nam nếu chúng ta có thủ tục thông thoáng, chi phí thấp hơn đi qua khu vực cảng của Thái Lan. Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường liên kết phát triển công nghiệp ở khu vực này như tạo cơ hội giao thương, vận chuyển hàng hóa giữa các nước. Ví dụ: Denso sản xuất linh kiện ô tô, Minebea sản xuất động cơ, Nikon sản xuất Camera, Toyota Boshoku sản xuất vỏ ô tô, Tokai Kogyo (thiết bị nhựa), mỏ vàng Se pôn (cách Lao Bảo chỉ 80km).
2.Thương mại Việt Nam- Trung Quốc:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền ước đạt kim ngạch 3 tỷ USD, tăng 89,8% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng xuất khẩu gồm: Gạo, cao su, hạt điều, rau hoa quả, hải sản, gốm sứ và thủ công mỹ nghệ, cà phê, giầy dép, chè, đồ nhựa, sản phẩm nhựa, máy tính và điện tử, dệt may, dây điện và dây cáp điện, túi xách va li ô dù, gỗ, sản phẩm gỗ.
9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua biên giới đất liền đạt kim ngạch 939,4 triệu USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong quý III/2017, nhập khẩu đạt kim ngạch 356,1 triệu USD, tăng 12,5% so với quý II/2017 và tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng nhập khẩu gồm: Nguyên phụ liệu dệt may, sắt thép, linh kiện phụ tùng ô tô, máy xây dựng, giấy và nguyên liệu giấy, hóa chất, rau hoa quả, phân bón, chất dẻo và sản phẩm chất dẻo, tân dược, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thức ăn chăn nuôi, nhựa đường, xăng dầu, máy móc phụ tùng.
II. Luân chuyển hàng hóa:
1. Cơ hội, thuận lợi:
Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.
Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực ASEAN+3 do Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 được cải thiện cùng với tiến trình hồi phục thương mại và đầu tư toàn cầu. Tăng trưởng GDP năm 2017 của khu vực được dự báo ở mức 5,2% với lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh toàn cầu còn bất ổn.
Cầu nội địa của các nước ASEAN +3 sẽ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng, trong khi xuất khẩu hồi phục gần đây cũng sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng trong thời gian tới. Các nền kinh tế khu vực sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hợp tác khu vực về thương mại và đầu tư.
ASEAN sẽ tiếp tục là đối tác thương mại hàng hóa lớn của Việt Nam. Thương mại nội khối hiện chỉ chiếm 24% kim ngạch thương mại của các nước ASEAN do đó còn tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Để hướng tới một ASEAN đồng nhất trong logistics, các nước sẽ hợp tác để nâng cấp hệ thống đường cao tốc ASEAN và nâng cấp các hành lang vận tải, dự án kết nối đường sắt Singapore-Côn Minh, việc thành lập hành lang khổ rộng ASEAN, xây dựng và vận hành các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong các khu vực ưu tiên, áp dụng các hệ thống một cửa, và nới lỏng các quy định cho công dân các nước ASEAN.
Hiện ngành hải quan ASEAN đang thí điểm dịch vụ quá cảnh tại các nước ASEAN, Thái Lan, Malaysia, Singapore, cuối năm 2017 sẽ tiếp tục thí điểm tại Việt Nam. Qua đó, cho phép các cơ quản quản lý, các đơn vị kinh doanh thống nhất về quy trình với hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp logistics của Việt Nam.
Trên hành lang phía Nam, Việt Nam và Campuchia đã thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ song phương từ năm 2009; Campuchia và Thái Lan đã thực hiện trao đổi quyền vận tải giữa Phnom Penh và Bangkok vào năm 2013. Tuy nhiên, trên tuyến này phương tiện từ Thái Lan vẫn chưa đi tới Việt Nam và ngược lại, cho thấy một khi được khai thông, dư địa thu hút nguồn hàng từ Campuchia và Thái Lan qua Việt Nam và đi các nước khác là rất lớn.
Chiến lược “Vành đai, con đường” của Trung Quốc và cơ hội cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ giao thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, trong giai đoạn 2016–2030, các nước Đông Nam Á sẽ cần 2.759 tỷ USD, tương đương 5% GDP, cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Đầu tư của Trung Quốc vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng có thể hữu ích đối với sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) do kết nối cơ sở hạ tầng là một thành phần chủ chốt của dự án này. Cơ sở hạ tầng được cải thiện, bao gồm các hệ thống đường cao tốc, sân bay, cảng biển, và đường sắt, cũng sẽ tạo điều kiện cho thương mại và du lịch nội khối ASEAN.
Sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế: ADB sẵn sàng hỗ trợ để các nước ở Tiểu vùng sông Mê Kong (GMS) đạt được những bước tiến mới trong tiến trình triển khai thực hiện Hiệp định GMS-CBTA về tạo thuận lợi vận chuyển qua biên giới, thủ tục tại cửa khẩu, quyền giao thông, hạ tầng, logistics. Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017 cũng duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD nhằm cải thiện hệ thống giao thông một số thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và khoản tín dụng còn lại trị giá hơn 78 triệu USD được WB cấp thêm cho dự án phát triển giao thông Vùng đồng bằng Bắc bộ để xây dựng một con kênh mới nối sông Đáy với sông Ninh Cơ, cải thiện vận chuyển hàng qua cảng Ninh Phúc (Ninh Bình)
2. Thách thức:
Cạnh tranh từ các nước láng giềng ngày càng gay gắt. Ví dụ, Thái Lan đề ra khẩu hiệu “GMS là thị trường nội địa của chúng ta” với chính sách thông thoáng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng nhằm thu hút hàng hóa trong tiểu vùng, nhất là của Lào, quá cảnh qua Thái Lan.
Hoạt động giao thương và vận tải hai chiều chưa phát triển, làm tăng chi phí logistics.
Tác động từ biến đổi khí hậu (thiên tai, bão lũ ở khu vực ngày càng phức tạp)
III. Đề xuất:
Từ các phân tích về thực trạng, triển vọng, thách thức nêu trên có thể thấy việc đẩy nhanh công tác chuẩn bị để thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước và ngược lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt. Để nắm bắt được cơ hội và không bị tụt hậu trong sự đi lên nói chung của lĩnh vực logistics trong khu vực đặt ra yêu cầu cho lĩnh vực logistics của Việt Nam về việc tận dụng các thế mạnh về địa lý và các thỏa thuận hợp tác quốc tế đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế lớn về cơ sở hạ tầng, công nghệ, hành lang pháp lý, hợp tác quốc tế...để thu hút nguồn hàng từ các nước, tạo thêm doanh thu và thị phần cho hoạt động logistics của Việt Nam.
VITIC tổng hợp và phân tích