Dịch vụ giao nhận: Vùng đất hứa cho khởi nghiệp
30/11/2017 16:44
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và thị trường tiêu dùng Việt Nam trong vòng ba năm gần đây, đã hấp dẫn không chỉ có các công ty khởi nghiệp công nghệ mà cả những tập đoàn lớn đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần trong mảng giao hàng nhanh cho lĩnh vực thương mại điện tử. Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam được dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD trong 5 năm tới, khiến thị trường này và các hoạt động giao nhận phục vụ thương mại điện tử cũng trở thành mảnh đất hứa cho các công ty khởi nghiệp.
Từ số lượng ít ỏi 5 doanh nghiệp tham gia vào đầu những năm 2000, đến nay thị trường giao nhận phục vụ thương mại điện tử của Việt Nam đã phát triển khá sôi động với sự tham gia của cả các tên tuổi lớn và những công ty khởi nghiệp.
Các tên tuổi lớn:
VNPost, ViettelPost những năm gần đây đã cung cấp những dịch vụ riêng cho mảng thương mại điện tử. Năm 2014, dựa trên hệ thống hoạt động đến tất cả các phường xã cùng 18.000 bưu tá và nhân viên chuyển phát cấp xã, VNPost đưa ra giải pháp toàn diện cho các cửa hàng trực tuyến, từ quảng cáo, chuyển phát, thu tiền hộ đến hậu mãi.
Grab đã triển khai dịch vụ giao nhận GrabExpress tại Việt Nam. Dịch vụ của Grab có mức phí giao hàng có tính cạnh tranh với 15.000 đồng cho 2 km đầu và 5.000 đồng cho ki lô mét tiếp theo. Tuy nhiên, GrabExpress không tham gia vào mảng thu tiền hộ COD (Cash-On-Delivery). Còn Lazada, vào tháng 10-2015, đã tách bộ phận giao hàng LazadaExpress ra thành bộ phận riêng với tham vọng đảm nhận việc chuyển phát hàng không chỉ cho Lazada mà còn cho các trang thương mại điện tử khác. Hiện tại, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba, Lazada càng có thêm nguồn lực để bành trướng dịch vụ giao nhận trên thị trường thương mại điện tử mới nổi như Việt Nam.
DHL cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đến các điểm trong khu vực TPHCM, Hà Nội và các tỉnh thành trung tâm trong thời gian 1-2 ngày, kèm theo các dịch vụ như thu tiền hộ, mở hộp kiểm tra (Open-Box-Delivery)…Với lợi thế công ty đa quốc gia, DHL cũng có kế hoạch vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, tức vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam và giúp doanh nghiệp nội địa chuyển hàng cho khách ở nước ngoài. Để thực hiện lời cam kết bảo vệ môi trường, công ty bắt đầu dùng xe máy điện để giao hàng nội địa và sẽ tăng cường nhóm xe điện trong thời gian sắp tới. Theo kế hoạch, đến năm 2050, hãng sẽ đưa lượng khí tải do các hoạt động vận chuyển thải ra về mức 0.
Những công ty mới khởi nghiệp cũng có cơ hội bứt phá nhờ công nghệ
Tháng 11-2015, ShipS cho ra mắt dịch vụ giao nhận ở Hà Nội. Quy trình giao nhận phổ biến là chủ cửa hàng chuyển hàng hóa cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Hàng sẽ được giao cho khách trong vòng một ngày (24 giờ) ở nội thành và lâu hơn nếu khách hàng ở các tỉnh khác. Trong khoảng một hoặc hai tuần, chủ cửa hàng sẽ nhận được tiền bán hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận. Trên thực tế, các chủ cửa hàng luôn muốn nhận tiền bán hàng liền trong ngày theo thói quen của lối kinh doanh truyền thống, nhưng điều này lại không phù hợp trong thế giới thương mại điện tử. Thế nhưng, ShipS đã tạo ra sự thay đổi. Khi có đơn hàng phát sinh, nhân viên giao nhận (shipper) sẽ đến cửa hàng và ứng 100% giá trị đơn hàng cho chủ cửa hàng. Sau đó, họ sẽ giao hàng đến tận tay khách hàng và nhận lại tiền món hàng và phí vận chuyển. Do người chuyển hàng đã ứng tiền cho chủ hàng, nên vô hình trung, họ có thái độ chuyên nghiệp khi giao hàng cũng như khi làm việc với khách hàng, vì nếu không, có thể đơn hàng sẽ bị trả về. Đồng thời, họ cũng sẽ làm việc với sự nỗ lực cao để mau thu hồi vốn. Trong chu trình này, ShipS đóng vai trò kết nối người giao hàng và chủ cửa hàng. Thông qua ShipS, chủ cửa hàng sẽ biết được người giao hàng nào ở gần cửa hàng mình, cũng như đánh giá tính chuyên nghiệp của họ. Theo thống kê từ hệ thống của ShipS, tỷ lệ đơn hàng trả về hiện dưới 5% và công ty đang cố gắng giảm tỷ lệ này.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm... nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản về vốn, về thủ tục hành chính để làm cho làn sóng khởi nghiệp không chỉ là phong trào mà thực sự mang lại hiệu quả thực chất. Chính phủ luôn đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Đây là điều kiện rất tốt để các công ty khởi nghiệp, với sự đón đầu về công nghệ, có thể gia nhập và phát triển thị trường giao nhận tại Việt Nam, trước khi nó bị bao phủ bởi các công ty nước ngoài.
VITIC tổng hợp
Từ số lượng ít ỏi 5 doanh nghiệp tham gia vào đầu những năm 2000, đến nay thị trường giao nhận phục vụ thương mại điện tử của Việt Nam đã phát triển khá sôi động với sự tham gia của cả các tên tuổi lớn và những công ty khởi nghiệp.
Các tên tuổi lớn:
VNPost, ViettelPost những năm gần đây đã cung cấp những dịch vụ riêng cho mảng thương mại điện tử. Năm 2014, dựa trên hệ thống hoạt động đến tất cả các phường xã cùng 18.000 bưu tá và nhân viên chuyển phát cấp xã, VNPost đưa ra giải pháp toàn diện cho các cửa hàng trực tuyến, từ quảng cáo, chuyển phát, thu tiền hộ đến hậu mãi.
Grab đã triển khai dịch vụ giao nhận GrabExpress tại Việt Nam. Dịch vụ của Grab có mức phí giao hàng có tính cạnh tranh với 15.000 đồng cho 2 km đầu và 5.000 đồng cho ki lô mét tiếp theo. Tuy nhiên, GrabExpress không tham gia vào mảng thu tiền hộ COD (Cash-On-Delivery). Còn Lazada, vào tháng 10-2015, đã tách bộ phận giao hàng LazadaExpress ra thành bộ phận riêng với tham vọng đảm nhận việc chuyển phát hàng không chỉ cho Lazada mà còn cho các trang thương mại điện tử khác. Hiện tại, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba, Lazada càng có thêm nguồn lực để bành trướng dịch vụ giao nhận trên thị trường thương mại điện tử mới nổi như Việt Nam.
DHL cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đến các điểm trong khu vực TPHCM, Hà Nội và các tỉnh thành trung tâm trong thời gian 1-2 ngày, kèm theo các dịch vụ như thu tiền hộ, mở hộp kiểm tra (Open-Box-Delivery)…Với lợi thế công ty đa quốc gia, DHL cũng có kế hoạch vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, tức vận chuyển hàng từ nước ngoài về Việt Nam và giúp doanh nghiệp nội địa chuyển hàng cho khách ở nước ngoài. Để thực hiện lời cam kết bảo vệ môi trường, công ty bắt đầu dùng xe máy điện để giao hàng nội địa và sẽ tăng cường nhóm xe điện trong thời gian sắp tới. Theo kế hoạch, đến năm 2050, hãng sẽ đưa lượng khí tải do các hoạt động vận chuyển thải ra về mức 0.
Những công ty mới khởi nghiệp cũng có cơ hội bứt phá nhờ công nghệ
Tháng 11-2015, ShipS cho ra mắt dịch vụ giao nhận ở Hà Nội. Quy trình giao nhận phổ biến là chủ cửa hàng chuyển hàng hóa cho nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển. Hàng sẽ được giao cho khách trong vòng một ngày (24 giờ) ở nội thành và lâu hơn nếu khách hàng ở các tỉnh khác. Trong khoảng một hoặc hai tuần, chủ cửa hàng sẽ nhận được tiền bán hàng từ các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận. Trên thực tế, các chủ cửa hàng luôn muốn nhận tiền bán hàng liền trong ngày theo thói quen của lối kinh doanh truyền thống, nhưng điều này lại không phù hợp trong thế giới thương mại điện tử. Thế nhưng, ShipS đã tạo ra sự thay đổi. Khi có đơn hàng phát sinh, nhân viên giao nhận (shipper) sẽ đến cửa hàng và ứng 100% giá trị đơn hàng cho chủ cửa hàng. Sau đó, họ sẽ giao hàng đến tận tay khách hàng và nhận lại tiền món hàng và phí vận chuyển. Do người chuyển hàng đã ứng tiền cho chủ hàng, nên vô hình trung, họ có thái độ chuyên nghiệp khi giao hàng cũng như khi làm việc với khách hàng, vì nếu không, có thể đơn hàng sẽ bị trả về. Đồng thời, họ cũng sẽ làm việc với sự nỗ lực cao để mau thu hồi vốn. Trong chu trình này, ShipS đóng vai trò kết nối người giao hàng và chủ cửa hàng. Thông qua ShipS, chủ cửa hàng sẽ biết được người giao hàng nào ở gần cửa hàng mình, cũng như đánh giá tính chuyên nghiệp của họ. Theo thống kê từ hệ thống của ShipS, tỷ lệ đơn hàng trả về hiện dưới 5% và công ty đang cố gắng giảm tỷ lệ này.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm... nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản về vốn, về thủ tục hành chính để làm cho làn sóng khởi nghiệp không chỉ là phong trào mà thực sự mang lại hiệu quả thực chất. Chính phủ luôn đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Đây là điều kiện rất tốt để các công ty khởi nghiệp, với sự đón đầu về công nghệ, có thể gia nhập và phát triển thị trường giao nhận tại Việt Nam, trước khi nó bị bao phủ bởi các công ty nước ngoài.
VITIC tổng hợp