Đang Tải Dữ Liệu....
Thứ ba, ngày 21 tháng 1 năm 2025
Vietnamese English

Cạnh tranh giảm giá khốc liệt trên thị trường giao nhận và chìa khóa "trụ lại" của các DN

03/11/2023 22:11
“Cuộc đua” giảm giá đang đặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chặng cuối ở Đông Nam Á phải đối mặt với áp lực lớn về chi phí và lợi nhuận. Để giành được thị phần trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp giảm giá dịch vụ giao hàng, thậm chí vượt quá chi phí. Điều này gây áp lực lớn cho các doanh nghiệp không có năng lực về tài chính hoặc không muốn cắt giảm chi phí đến mức làm giảm chất lượng dịch vụ.

Nhu cầu thành lập các công ty có quy mô hoạt động xuyên biên giới trong ASEAN đã thúc đẩy các công ty trong khu vực như Grab, Ninja Van, J&T Express, Lalamove và Flash mở rộng nhanh chóng trong khu vực. Các giám đốc điều hành trong ngành cho biết để thâm nhập vào một thị trường mới và mở rộng một cách nhanh chóng nhất, chiếm thị phần của các doanh nghiệp nội địa, họ buộc phải chấp nhận cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn mức phí cạnh tranh địa phương.

Bên hưởng lợi nhất trong “cuộc đua” này chính là các nền tảng thương mại điện tử trên toàn Đông Nam Á như Shopee, công ty con của Sea có trụ sở tại Singapore và Lazada, chi nhánh Đông Nam Á của Tập đoàn Alibaba cũng cạnh tranh với nhau bằng cách cung cấp cho người dùng các đặc quyền như phiếu giảm giá hoặc giao hàng miễn phí.


Hầu hết các công ty nước ngoài đều có tiềm lực tài chính lớn hơn và do đó đủ khả năng cung cấp phí vận chuyển rẻ, trong khi các công ty dịch vụ loigstics địa phương đang gặp khó khăn hơn vì thiếu vốn, thậm chí chi phí vốn cũng cao hơn hẳn các doanh nghiệp nước ngoài bởi mặt bằng lãi suất cao hơn. Ngoài ra, lợi thế theo quy mô giúp các doanh nghiệp lớn, có nguồn hàng liên tục và  dồi dào giảm được chi phí đơn vị (chi phí/sản phẩm), qua đó giúp họ đạt lợi nhuận biên tốt hơn hoặc không bị lỗ nặng trong thời gian đầu cạnh tranh về giảm giá sâu. Nhưng cuộc đua này đã dẫn đến việc đóng cửa các công ty nhỏ hơn không thể theo kịp các công ty được các doanh nghiệp có sự hẫu thuẫn lớn bởi công ty mẹ tại nước ngoài.

Ví dụ, Jose Rene Almendras, chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của AC Logistics Holdings, một đơn vị thuộc sở hữu 100% của tập đoàn Ayala Philippines cho biết phải ngừng cung cấp dịch vụ cho các nền tảng thương mại điện tử vì giá cả quá thấp. AC Logistics cung cấp dịch vụ 3PL cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các tập đoàn lớn thông qua các công ty con Entrego và Air21, cả hai công ty này đều chưa phục vụ các nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu nước ngoài.

Sự phụ thuộc của các công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) các nền tảng thương mại điện tử có thể khiến họ buộc phải tham gia vào lộ trình giảm giá sâu. Trong khi đó họ vẫn có thể tìm thấy cơ hội khác ở những người bán hàng trực tuyến cần dịch vụ giao hàng chặng cuối cho tệp khách hàng của họ.

Quy mô và công nghệ là chìa khóa để tồn tại

Mohniadi Harikrishnasamy, người sáng lập và giám đốc điều hành tập đoàn Everest Integrated Logistics có trụ sở tại Malaysia, cho biết mặc dù sự cạnh tranh thực sự rất gay gắt ở chặng cuối, nhưng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử có thể mang lại không gian cho các nhà khai thác hiệu quả tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, lợi thế theo quy mô và công nghệ là hai chìa khóa quan trọng trong cuộc cạnh tranh gay gắt này.

Để có lợi thế về quy mô trong khi tiềm lực vốn hạn chế, một số doanh nghiệp 3PL địa phương đã đến việc thành lập liên minh hoặc thu hút các nhà đầu tư có quy mô lớn hơn. Người sáng lập Everest cho biết họ đã được một số công ty nước ngoài tiếp cận. Trong trường hợp của Philippines, các nhà cung ứng hàng hóa địa phương đã hợp tác với các doanh nghiệp 3PL trong nước để giữ thị phần một cách bền vững hơn.

Ở khía cạnh công nghệ: Xteven Teoh, người sáng lập và giám đốc điều hành của công ty giải pháp tự động hóa XTS Technology có trụ sở tại Malaysia, cho biết nhiều công ty 3PL ở chặng cuối đang hoạt động thua lỗ do thiếu khối lượng và quy mô hoạt động đủ lớn, khiến họ không thể đầu tư vào tự động hóa. Nếu sử dụng các công nghệ phân tích hiện đại cho ra quyết định cơ bản, chẳng hạn như phân loại và lập kế hoạch tuyến đường, bộ phận chuyên trách về logistics tại các doanh nghiệp có thể tập trung vào các chức năng chiến lược của doanh nghiệp và đổi mới những cách mới để giảm bớt những khó khăn của khách hàng khi giao hàng chặng cuối.

Tại Indonesia, nguyên nhân lớn nhất của cuộc chiến giá cả là do các nền tảng thương mại điện tử có khả năng tự tổ chức hoạt động logistics chặng cuối của riêng mình và đây là con đường mà Tokopedia đã đi để có được lợi thế tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Với việc sáp nhập Gojek/Tokopedia, Tokopedia đã khai thác đội phương tiện vận tải của Gojek cho hoạt động giao hàng chặng cuối của mình.

Nguồn: VITIC (trích từ Báo cáo thị trường logistics ASEAN, tháng 10/2023)
 

THÔNG TIN THAM KHẢO LĨNH VỰC LOGITICS VÀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI:

(1) Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các ga, cảng, thị trường giao nhận, bất động sản logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY

ĐẶC BIỆT: Giảm 40% so với giá bán lẻ cho Gói thông tin thị trường logistics (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)​, giảm 10% cho đơn hàng mua lẻ, áp dụng trong tháng 11/2023. 
 

(2) Báo cáo nghiên cứu thị trường Chuỗi cung ứng lạnh (tập trung vào kho lạnh, vận tải lạnh) của Việt Nam và thế giới, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
Bản quyền thuộc về Bộ Công Thương
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489
Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Số người trực tuyến: 3
Số người truy cập: 6.371.009
Chung nhan Tin Nhiem Mang